🔥 Bài đăng hot nhất

Việc thiết lập thói quen ngay từ khi còn nhỏ có quan trọng với bé?

🌻Việc thiết lập thói quen ngay từ khi còn nhỏ có quan trọng với bé?


💌Buổi sáng cuối tuần, bạn yêu cầu con mình dọn dẹp căn phòng bởi nó vô cùng lộn xộn và bừa bộn. Biết không thể tránh né việc dọn phòng của mình, đứa trẻ mặt ủ mày chau nhận nhiệm vụ.


💌Sau một hồi quan sát, bạn thấy con mình bắt tay vào việc tháo ga giường, nhưng dường như, bạn nhỏ cảm thấy không đủ cảm hứng nên muốn bật vài bản nhạc. Cuối cùng, con bạn mải mê hơn nửa tiếng đồng hồ để kiếm được bài mình thích và mới bắt đầu nhớ ra vẫn còn rất nhiều đồ đạc chưa dọn.


💌Tiếp đến, con bạn lại dọn dẹp bàn học. Nhưng chỉ vì quen tay, con vớ ngay cuốn truyện trên bàn, vừa nằm đọc vừa cười sảng khoái mặc cho bạn nhắc nhở. Vậy là nửa tiếng đồng hồ trôi qua, con mới nhớ ra mình cần tiếp tục dọn dẹp. Như vậy, những thứ đáng lẽ có thể hoàn thành trong 1-2 giờ đồng hồ có thể kéo dài cả ngày khi con có thói quen xấu là “trì hoãn”.


💌Không chỉ vậy, con bạn còn thường quên đánh răng, không xếp quần áo khi khô, gấp chăn ga khi ngủ dậy, để sách vở đúng vị trí, dọn dẹp chén đũa sau ăn, chào người lớn trước khi ra khỏi nhà… bởi tụi nhỏ cho rằng chúng không có thói quen hay thường xuyên làm vậy khiến bạn tức giận đến “sứt đầu mẻ trán”. Đây là dường như là mẫu số chung cho các gia đình không hoặc ít chỉ dẫn cho con các thói quen tốt ngay từ khi còn bé.


💌Các cha mẹ thấy đấy, xây dựng thói quen là vô cùng quan trọng, bởi nó nó giúp chúng ta tự động hóa các hành vi tích cực. Khi một hành động trở thành một thói quen, chúng ta không cần phải suy nghĩ nhiều hoặc dành nhiều nỗ lực để thực hiện nó.


💌Thực tế, thói quen là một chuỗi các hành động được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống. Thói quen không có sẵn mà được hình thành do kết quả của việc sinh hoạt, học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi cá nhân trong cuộc sống hằng ngày.


💌Không bàn luận đến sức mạnh lớn lao, chỉ với việc phủ định được sự lười biếng, các thói quen tốt sẽ giúp chúng ta hoàn thành công việc một cách năng suất. Dần dà, các thói quen này sẽ là nền tảng để xây dựng nên tính cách, phản ánh nhân cách của mỗi người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai, cuộc đời của chính người đó và những người xung quanh, tương tự như phát biểu của Ralph Waldo Emerson :“ Gieo một suy nghĩ, gặt một hành động; gieo một hành động, gặt một thói quen; gieo một thói quen, gặt một tính cách; gieo một tính cách, gặt một số phận."


Dựa vào lợi ích hoặc tác hại của thói quen mang lại, có thể chia nó thành hai loại: thói quen xấu và thói quen tốt.


📍Thói quen tốt được hiểu là những hành động, việc làm đem lại sự tích cực về mặt sức khỏe, lối sống hay tri thức cho mỗi người. Thật tuyệt vời nếu hình dung về một đứa trẻ được bố mẹ dẫn dắt, xây dựng những thói quen tốt ngay từ bé như: ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, vệ sinh cá nhân tốt, gọn gàng, lễ phép và lịch sự… Những hành trang sống ấy sẽ giúp con có một tinh thần lạc quan, một nhân cách tốt, một tư duy sáng suốt, được mọi người cảm mến và biết cách tự xây dựng cho bản thân những cơ hội phát triển con người và cuộc sống.


📍Ngược lại, thói quen xấu sẽ là nguồn cơn của mọi sai lầm, có khả năng ban đầu chỉ là những thói quen nhỏ tuy nhiên dần dần sẽ càng khó sửa đổi, ảnh hưởng đến nhân cách, sức khỏe và tương lai của trẻ sau này.


💌Đối với người lớn, tiền đề của việc tạo ra các thói quen tốt nhằm quản lý bản thân là nâng cao nhận thức về bản thân. Chỉ khi nào chúng ta có thể nhận thức rõ ràng bản thân mình, chúng ta mới có thể kê đơn thuốc phù hợp và thực hiện quản lý theo mục tiêu.


💌Tuy nhiên, với trẻ thì khác, những gì trẻ học được ban đầu đều thông qua sự quan sát từ ấn tượng ban đầu. Đặc biệt trong độ tuổi của trẻ, trẻ vẫn chưa thể phân biệt được đâu là đúng sai nên trẻ sẽ học hết tất cả các thói quen dù là xấu hay tốt. Do đó, cha mẹ là người đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành thói quen tốt cho con trẻ bởi tất cả những gì trẻ học được đều quan sát từ hành vi của bố mẹ.


💌Ví dụ, nếu trẻ thấy cha mẹ thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, biết bỏ qua TV, điện thoại, máy tính khi ở bên con… thì bé cũng dễ dàng có được thói quen tốt. Còn nếu trẻ thấy ba mẹ ăn uống, sinh hoạt bừa bãi, dành quá nhiều thời gian trên màn hình thì con cũng sẽ dễ trở nên cẩu thả, tùy tiện, nghiện thiết bị điện tử, nghiện game, sức khỏe kém…


💌Hoặc khi cha mẹ suy nghĩ tích cực, nói những ngôn từ tốt đẹp thì tất nhiên là trẻ cũng sẽ có xu hướng tư duy lạc quan, biết nói lời hay ý đẹp. Nhưng nếu ba mẹ nói tục, chửi thề thì trẻ cũng có thể nói năng khiếm nhã.


🔔Như vậy, cha mẹ đã biết được lợi ích của việc hình thành thói quen tốt cho con chưa ạ?


Tóm lại, việc hình thành thói quen tốt cho con giúp trẻ hình nhân cách tốt, hoàn thiện bản thân. Điều này còn giúp con có lối sống tích cực, rèn luyện tinh thần dám đương đầu với thử thách.


Quả thật, người thành công không vô duyên vô cớ mà gặt hái thành công. Chẳng ai tự dưng đạt được bất cứ điều gì cả. Đằng sau tất cả những điều đáng kinh ngạc, đều ẩn sâu rất nhiều nỗ lực phi thường, vừa để thúc đẩy cho sự tiến bộ, vừa để ngăn cản với sự sa ngã. Do đó, việc rèn luyện được những thói quen tốt đẹp ngay từ khi còn bé sẽ giúp con trẻ có thêm nhiều cơ hội thành công trong cuộc sống tương lai. Và những thói quen con học được nhanh nhất thông qua hành động của cha mẹ.


Vì vậy, muốn nuôi dưỡng những thói quen tốt ở con thì cha mẹ cũng cần rèn luyện những thói quen tốt cho chính mình. Chúc cha mẹ sẽ luôn kiên nhẫn để đồng hành cùng con.


Việc thiết lập thói quen ngay từ khi còn nhỏ có quan trọng với bé?Việc thiết lập thói quen ngay từ khi còn nhỏ có quan trọng với bé?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
131
2
2

2 bình luận

Nó thực sự quan trọng

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình cũng thường được chỉ dạy những thói quen hàng ngày như đánh răng trước khi đi ngủ, đi tiểu trước khi đi ngủ, đi ra đường phải đội mũ đeo khẩu trang, dọn đồ chơi sau khi chơi xong...

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo