Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Trị hăm khi bé tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy rất dễ bị hăm. Vậy cách để phòng và điều trị tốt nhất khi trẻ bị hăm do tiêu chảy là gì ạ?
5 bình luận
Mới nhất
🔥 Bài đăng hot nhất
Bé bị tiêu chảy rất dễ bị hăm. Vậy cách để phòng và điều trị tốt nhất khi trẻ bị hăm do tiêu chảy là gì ạ?
5 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn,
Hầu hết các trường hợp hăm tã đều do da trẻ nhạy cảm khi tiếp xúc với tã hoặc các tác nhân gây kích ứng khác như nước tiểu, phân dẫn đến sự hình thành những mảng đỏ ở vị trị tiếp xúc với tã, trong khi vùng da ở những nơi khác hoàn toàn bình thường.
Chăm sóc khi trẻ bị hăm tã:
+ Khi bé bị hăm cần giữ da luôn khô thoáng, sạch sẽ bằng cách tắm cho trẻ bằng xà bông có tính sát khuẩn nhẹ, tránh chà xát trên vùng da bị tổn thương, dùng khăn mềm lau khô da trước khi quấn tã cho trẻ. Không nên dùng khăn ướt và phấn rôm.
+ Chọn tã có kích thước phù hợp với độ tuổi bé, tránh quấn tã quá chặt vì sẽ làm trẻ không thoải mái và cản trở sự thoát hơi. Để da trẻ luôn thông thoáng, hạn chế cho trẻ mặc tã, chỉ sử dụng tã khi thật sự cần thiết (khi bé ngủ vào ban đêm, đưa bé ra ngoài…)
+ Nếu tình trạng hăm tã xuất hiện khi sử dụng một loại tã mới hay dùng xà bông và bột giặt mới để tắm và giặt tã cho trẻ, bạn cần phải lựa chọn tã, xà bông và bột giặt khác.
+ Thoa một số loại kem có chứa kẽm, steroids và chất kháng nấm sẽ cải thiện đáng kể tình trạng hăm tã của trẻ. Những thuốc này cần có sự tư vấn của Bác sĩ vì tùy vào mức độ hăm tã mà có thuốc thích hợp.
- Nếu trẻ bị hăm nhiều và có dấu hiệu nhiễm trùng, bên cạnh những thuốc thoa, trẻ cần được uống kháng sinh và một số thuốc đặc trị khác.
Nên cho trẻ đi khám nếu tình trạng da không cải thiện sau 5 - 7 ngày chăm sóc, vùng da viêm có khuynh hướng lan rộng hoặc xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể, vùng da viêm có dấu hiệu nhiễm trùng(đóng vẩy, tiết dịch vàng), trẻ có kèm triệu chứng sốt hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ,
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An
Dùng vaselin bôi hậu môn, hoặc kem em bé hay yoosun rau má xoa bạn nha
Bạn nên lau rửa sạch sau mỗi lần bé đi vệ sinh, nên rửa bằng nước chè xanh, lau khô rồi sức kem trị hăm như bepanthen, sudocream, ...nên dùng khăn mềm để lau rửa cho bé
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Nếu hăm da do tiêu chảy mức độ nhẹ, chỉ có vết hăm đỏ trong những ngày đầu sau khi hết tiêu chảy thì có thể bôi kem hăm cho trẻ để làm mịn da vùng quanh hậu môn, chống viêm và điều trị đặc hiệu đối với những vết hăm. Một số loại kem trị hăm có thể sử dụng trong giai đoạn này đó là Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý vệ sinh vùng hậu môn thường xuyên, lau khô sau khi trẻ vệ sinh và giữ vùng kín của trẻ luôn được khô thoáng, đặc biệt là trước khi bôi thuốc trị hăm. Thuốc thường cho thấy hiệu quả rõ rệt sau khoảng 1 – 2 ngày dùng thuốc.
Nếu hăm da nặng, tiến triển thành loét thì dùng kem trị hăm da không có tác dụng nữa, lúc này cần đưa bé đi khám và dùng những loại thuốc có tính chất diệt khuẩn mạnh để giải quyết được vết loét.