Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêmTrẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào?
Quan niệm sợ “trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh” là quan niệm dân gian có từ rất lâu. Vậy thực hư xung quanh điều này ra sao? Trẻ sơ sinh có thật sự cần tránh tiếp xúc với người đang trong chu kỳ kinh nguyệt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Vì sao có quan niệm sợ trẻ sơ sinh mắc hơi người có kinh?
Bé sơ sinh thường được kiêng khem rất kỹ. Và một số mẹ sau sinh được khuyên là không nên để bé tiếp xúc với người đang có kinh nguyệt. Điều này cũng bắt nguồn từ những quan niệm dân gian về kinh nguyệt. Cho rằng kinh nguyệt là thứ không sạch sẽ có thể khiến trẻ sơ sinh bị “mất vía” dễ đau ốm, quấy khóc.
Nói đến cụm từ “mất vía” thì đây cũng là một quan điểm có từ xa xưa. Khi một đứa bé đang ăn ngủ khỏe mạnh bỗng nhiên khóc nhiều, khó ngủ mà không rõ nguyên nhân thì sẽ bị xem là “mất vía” hay “phải vía”.
Lý do bé bị mất vía là do tiếp xúc với những thứ không sạch sẽ, cần phải đốt vía bé mới trở lại ăn uống ngoan ngoãn như thường. Cũng chính vì những điều lo sợ này mà nhiều người kiêng đến thăm trẻ nhỏ khi đang có kinh nguyệt. Bởi với tư duy “có kiêng có lành” nếu tránh được thì nên tránh.
Vậy có nên đi thăm trẻ nếu đang đến ngày không?
Đã là quan niệm dân gian thì sẽ có người tin theo và có người không tin theo. Quan điểm thì không có đúng sai mà chỉ có quan điểm khác nhau thôi. Vậy nên nếu như cả bạn và mẹ bé đều cảm thấy đây không phải là điều gì đáng ngại thì bạn vẫn có thể đến thăm bình thường. Tuy nhiên, cũng nên có một số chú ý sau:
Không nên nán lại quá lâu
Bạn chỉ nên ghé thăm và thăm hỏi trong khoảng 15 tới 30 phút là hợp lý nhất. Vì cả mẹ và bé sơ sinh đều cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Đừng nán lại quá lâu vì bạn còn rất nhiều dịp để đến chơi cùng hai mẹ con mà đúng không?
Rửa tay trước khi vào phòng bé
Bàn tay của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, và chúng có thể lan truyền cho bé và mẹ bỉm. Để tránh điều này cần rửa tay trước khi tiếp xúc với bé và mẹ. Lý do là vì cả mẹ và bé sơ sinh lúc này cơ thể còn rất yếu, nếu mắc bệnh sẽ rất nguy hiểm.
Trên đây là những chia sẻ về “Trẻ sơ sinh bị mắc hơi người có kinh là như thế nào”, hy vọng đã đánh tan được những quan niệm sai lệch của mọi người về kinh nguyệt và giúp cho nữ giới có được những nhìn nhận đúng đắn để bảo vệ cho bản thân.
12 bình luận
Mới nhất
Người trong nhà có phải kiêng k nhỉ các mẹ ơi?
ôi mình k biết vụ này, nc là cũng tuỳ từng ng, ai kỹ quá thì họ sẽ kiêng thôi
Mình nghe lần đầu luôn á, chắc đó h mình k để ý
Có thờ có thiêng Có kiêng có lành các chị em ơi
Vậy máu mủ ruột thịt mà ng thân đến ngày đến thăm cháu có việc gì không ạ
kiểu đến tháng không nên đi thăm đẻ vậy ạ
là sao ta, mình chưa nghe luôn
quan niệm dân gian nhiều cái lạ bạn nhỉ