Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêmTrẻ sinh non tuần 34
Thưa bác sĩ con em sinh non lúc 34 tuần cháu là bé gái. Lúc sinh cháu được 2,5kg , 6 tháng cháu mới lật được thành thạo 2 bên. Đến nay cháu đc 10 tháng rồi nhưng cháu vẫn chưa ngồi được. Em thấy cháu cũng khá nghịch cháu dậm chân khua tay cũng rất ác, nhưng để cho tự ngồi thì không ngồi được ngồi Ếch thì chỉ được vài giây là cháu lại muốn đổ, răng thời điểm hiện tại đã mọc 2 cái ở hàm dưới, cháu hóng chuyện cũng giỏi. Hiện tại 10 tháng cháu được gần 9 cân và cao 71 xăng. hiện tại em cũng đang rất lo lắng muốn cho cháu đi kiểm tra theo bác sĩ cháu có gặp vấn đề gì đáng lo ngại không ạ. Em xin được nhận câu trả lời từ phía bác sĩ em chân thành cảm ơn!
4 bình luận
Mới nhất
Bé sinh non nên mom đừng áp lực quá, con có thể chậm hơn nhưng b chú ý thêm về dinh dưỡng cho con nhé
Bé sinh non nên sẽ chậm hơn chút ko sao, bé chưa biết ngồi bạn nên tập cho bé nhiều hơn. Bé sinh non bạn cũng nên cho bé đi khám sức khỏe định kì nhé
Chào bạn! Do bé mình sinh non tháng ở trẻ khá nên các mốc phát triển của con có thể chậm trễ hơn vài tuần đến 1-2 tháng là bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo chính xác bé vẫn đang phát triển ổn định và không kèm vấn đề bệnh lý nào thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được Bác sỹ thăm khám đánh giá trực tiếp. Mẹ nên đưa bé đi khám sớm ạ vì cần đánh giá tình trạng phát triển của con hiện tại để được tư vấn các bài tập vận động hỗ trợ con hằng ngày. Ngoài ra mẹ nên chú ý bổ sung vitamin D đầy đủ, tăng cường thực phẩm giàu canxi, tăng thời gian vận động tập ngồi ạ. Thân chào
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào thông tin bạn đã cung cấp, trẻ của bạn sinh non vào tuần thứ 34 và hiện đã được 10 tháng tuổi. Trẻ có cân nặng gần 9kg và cao 71cm, nhưng vẫn chưa ngồi được. Trẻ đã mọc 2 cái răng ở hàm dưới và có các biểu hiện khác như hóng chuyện và nghịch ngợm.Việc trẻ chưa ngồi được ở tuổi 10 tháng có thể là do sự phát triển cơ bản của cơ bắp và xương chưa đủ mạnh để hỗ trợ trẻ ngồi. Tuy nhiên, việc trẻ đã lật được thành thạo 2 bên là một dấu hiệu tích cực. Việc trẻ chậm phát triển một số kỹ năng motor có thể là do mỗi trẻ phát triển theo tiến độ riêng.
Tuy nhiên, để đảm bảo an tâm, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia phát triển trẻ em để được kiểm tra và tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ đánh giá sự phát triển của trẻ và đưa ra các biện pháp hỗ trợ nếu cần thiết. Đừng ngần ngại thăm khám để có cái nhìn chính xác về tình trạng sức khỏe và phát triển của trẻ. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!
Chuyên mục liên quan