Con em 5 tháng mà ho suốt có uống siro mà chưa thấy đỡ, ho nhiều vậy có ảnh hưởng tới phổi không các mom? Làm sao để trẻ hết ho ạ.
Trẻ bị sốt, nôn ói, tiêu chảy là bệnh gì?
Các mom ơi, mấy nay mình tìm hiểu thì thấy có rất nhiều bé bị sốt, nôn ói, tiêu chảy kèm khát nước...không biết là bệnh gì vậy ạ? Mà sao mình nghe nói là nó lây nhanh lắm, trong lớp mà có bé nào bị là sẽ lây nhanh cho các bé khác luôn. Mình đọc mà thấy lo lắng ghê. Không biết các mom có biết gì về bệnh này không ạ, chia sẻ cách phòng bệnh và chữa bệnh, chăm sóc bé nếu bị cho mình và các mom khác với nha.
9 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Có rất nhiều bệnh có triệu chứng ban đầu giống nhau. Như bạn mô tả, đây có thể liên quan đến bệnh tiêu chảy cấp hoặc tay chân miệng (những bệnh lý thường gặp nhất). Thời điểm này đang là mùa dịch bệnh này nên rất dễ lây lan, nhất là trong độ tuổi đi nhà trẻ. Bệnh lý do virus lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với những chất tiết có virus của cơ thể trẻ bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng có thể bị nhẹ đến rất nặng hay đưa đến tử vong do biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh rất dễ lây do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp qua thức ăn, thức uống hay vật dụng, đồ chơi, qua bàn tay người lớn. Siêu vi trùng có trong nước miếng, phân, nuớc tiểu của trẻ bệnh. Nếu trẻ có những biểu hiện sau: trẻ quấy, bỏ ăn, chảy nhiều nước miếng, có tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng, nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân, gối, mông, khủy hoặc bị loét miệng, bạn nên đưa trẻ đến gặp Bác sĩ. Khoảng 90% trẻ được theo dõi và điều trị tại nhà. Chăm sóc trẻ bằng cách cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nguội, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, thường xuyên theo dõi phát hiện các dấu hiệu nặng, không cho trẻ đi học hay tiếp xúc với những trẻ đang khỏe mạnh khác trong 10 ngày đầu của bệnh.
Bệnh tiêu chảy cấp hiếm khi nghiêm trọng nên hầu như chỉ cần chăm sóc cho bé tại nhà, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất nước, mất cân bằng các chất điện giải nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của trẻ. Trẻ bị mất nước cần được bù lại lượng nước đã mất bằng cách uống dung dịch bổ sung điện giải và đường là Oresol. Trẻ không bị mất nước nên tiếp tục ăn chế độ ăn bình thường hay bú mẹ tùy theo bác sĩ hướng dẫn. Thực phẩm được khuyến nghị bao gồm các loại tinh bột (như gạo, bánh mì,…), thịt nạc, sữa chua, trái cây và rau. Nên tránh thực phẩm giàu chất béo sẽ gây khó hấp thụ hơn, tránh đồ uống thể thao vì chúng có quá nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Nên cho trẻ ăn với số lượng ít nhưng thường xuyên hơn để giảm nguy cơ nôn mửa. Không nên cho trẻ đi học cho đến khi hết tiêu chảy vì có thể lây bệnh.
Cách phòng bệnh tốt nhất là thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ bằng nước và xà phòng. Người lớn cũng phải rửa tay, đặc biệt trước khi tiếp xúc với trẻ. Ngoài ra, cần rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã hoặc chạm vào bất kỳ vật dụng nào dính bẩn, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn và ăn uống, sau khi đi vệ sinh, sau khi xử lý rác hoặc quần áo bẩn, sau khi chạm vào động vật hoặc vật nuôi, và sau khi xì mũi hoặc hắt hơi. Ngoài ra, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo:
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 6 tháng tuổi và tiếp tục cho trẻ bú mẹ cho đến khi trẻ được 2 tuổi.
- Lưu ý cho trẻ ăn thực phẩm và uống nước an toàn, nước nên được đun sôi lăn tăn trong ít nhất 5 phút là tối ưu để chuẩn bị thức ăn và đồ uống cho trẻ nhỏ.
- Nhà vệ sinh phải được đặt cách nguồn nước uống trên 10 mét và xuống dốc so với nguồn nước.
- Tiêm chủng phòng ngừa các chủng vi trùng có thể gây tiêu chảy nặng như rota virus, tả,...
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại phần bình luận nhé.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ,
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An
Chào bạn, một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hiện nay là do Virus Rota. Virus Rota rất dễ lây và khó bị tiêu diệt vì chúng có thể sống vài giờ trên tay người, vài ngày trên các bề mặt và gần như miễn nhiễm với xà phòng, cồn, nước Javel…
Một số cách phòng bệnh và chăm sóc bé khi bị nhiễm Virus Rota bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này nhé: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/nhi-khoa/tiem-phong-cho-tre/tiem-phong-virus-rota/
hellobacsi.com
Hình như chưa rõ nguyên nhân, mình cũng lo quá trời nè mom
Mình cũng rất quan tâm luôn, nghe nói hiện nay đang có dịch nè mom, lo lắng quá trời
ui, hoang mang quá mom ơi
Xử trí đau bụng và nôn tại nhà cho trẻ, các mẹ tham khảo nhé:
- Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho trẻ nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Không sử dụng thuốc giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
- Cần cho trẻ uống nước đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn hay tiêu chảy nhiều. Tốt nhất là cho trẻ uống dung dịch bù nước và điện giải (Oresol). Có nhiều chế phẩm (viên, gói bột) để pha dung dịch Oresol, cha mẹ cần pha đúng theo hướng dẫn. Cha mẹ không cho trẻ uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, 50-100ml Oresol sau mỗi lần trẻ bị nôn hoặc tiêu chảy. Nếu trẻ đã được uống Oresol theo nguyên tắc ít một nhưng vẫn bị nôn, tình trạng đi ngoài còn nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới viện để được bù nước, điện giải bằng truyền dịch.
- Không tự sử dụng thuốc cầm nôn và cầm tiêu chảy. Nôn và tiêu chảy là một hoạt động bảo vệ cơ thể để tống các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể. Sử dụng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng giảm nhu động ruột, giảm hấp thu và kéo dài thời gian lưu lại trong đường tiêu hóa của vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực phẩm làm trẻ đầy, chướng bụng, và kéo dài thời gian bị bệnh.
- Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục. Nếu trẻ không nôn trớ từ 12-24 giờ thì có thể cho bé ăn uống lại bình thường nhưng vẫn cho bé uống nhiều nước. Bắt đầu với những thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc hay sữa chua.
- Nếu trẻ có biểu hiện sốt từ 38,5oC trở lên, cha mẹ hãy sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Không tự ý dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Nôn trớ và tiêu chảy có thể làm gia tăng lây nhiễm trong gia đình. Cha mẹ nên chú ý phòng ngừa lây nhiễm trong gia đình và người xung quanh bằng cách rửa tay với nước và xà phòng sau khi thay bỉm, quần áo cho trẻ, trước và sau khi chuẩn bị thức ăn, cho trẻ bệnh nghỉ học giúp hạn chế lây lan.
(Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương)
Các mẹ lưu ý nhé:
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Nhiều bé bị lắm luôn mẹ ơi, không biết là bệnh gì, nghe các mẹ nói đi bệnh viện mà bác sĩ cũng không nói rõ là các bé bị vì nguyên nhân gì luôn. Các mẹ có con bị bệnh này đã chia sẻ cách chăm bé bị tình trạng nôn ói, sốt, tiêu chảy như sau, các mẹ có thể đọc tham khảo để biết cách chăm sóc bé mà không hoang mang ạ.
- Triệu chứng của bệnh là nôn nhiều trong vòng 8-12 tiếng, giảm dần và tự hết sau đó, có thể đi ngoài hoặc sốt nhẹ, người mệt mỏi và luôn trong trạng thái rất khát nước.
- Hiện chưa xác định được tên bệnh, nguyên nhân nhiễm bệnh cũng như bệnh lây qua con đường nào
- Bệnh có thể LÂY, đặc biệt là nhóm trong độ tuổi Mầm non và Tiểu học là dễ bị tổn thương nhất. Bệnh có thể lây rất nhanh và dễ bùng thành DỊCH, hiện giờ trên các diễn đàn cha mẹ em thấy rất nhiều gia đình có con bị như vậy rồi ạ.
- Khi con có hiện tượng nôn ói nhiều và liên tục trong vài giờ đầu, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho con ăn hay uống thêm gì ngay sau đó, kể cả là nước lọc hay Oresol vì lúc đó trong dạ dày đang có rất nhiều dịch và bị tăng nhu động ruột nên ăn uống vào sẽ càng khiến tình trạng tệ hơn, con bị nôn nhiều hơn, mất nước hơn. Khi con đã giảm nôn, tần suất nôn thưa dần thì bố mẹ xúc nước lọc hoặc Oresol từng thìa nhỏ rồi tăng từ từ lượng nhiều lên ạ.
- Trường hợp con vẫn còn nôn nhiều và khóc đòi nước vì quá khát, chỉ nên cho con uống nước lọc từng thìa nhỏ hoặc nhấp ngụm nhỏ cách vài phút một lần để làm giảm cảm giác khát, ko đc uống nhiều. Cố gắng cầm cự cho đến khi tình trạng nôn giảm dần.
- Khi con đã giảm nôn hoặc ko còn nôn , bố mẹ bù nước bằng Oresol, xúc từng thìa hoặc ngụm nhỏ, cho ăn cháo loãng. Nếu con bị tiêu chảy thì ko nên uống sữa sau 24h, tránh tình trạng đi ngoài nặng hơn.
- Hướng điều trị thường sẽ là truyền nước (đối với các bé không thể bù nước bằng đường uống), uống oresol và sử dụng men tiêu hóa ạ. Tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định thêm kháng sinh
- Không nên sử dụng các loại thuốc chống nôn như Motilium
- Nếu tình trạng mất nước của con bao gồm nôn và tiêu chảy không có dấu hiệu giảm dần sau 8-12 tiếng, bé nhỏ dưới 1 tuổi, hoặc con mệt lả, ủ rũ, li bì hãy đưa con đi viện ngay ạ
Quan trọng nhất là bố mẹ cần vững tâm lý, bình tĩnh xử lý và trấn an con để con vượt qua được giai đoạn 8 tiếng đầu bị nôn ói nhiều và cảm giác khát nước, đói vô cùng khó chịu. Khi con bị như vậy lúc đó em thực sự hoang mang lo lắng vì không xác định được là bệnh gì và không biết làm cách nào để giúp con giảm cơn buồn nôn và khát, lại càng không thể bù nước đựoc cho con hay cho ăn được chút gì suốt 24h
2
2