Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Trẻ 2 tuổi không tập trung
* Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi không tập trung
- Thói quen từ bé
Nhiều trẻ em có một số hành vi từ nhỏ mà các bậc phụ huynh thường ít để ý như vừa xem tivi vừa ăn, vừa chơi đồ chơi vừa ăn,vừa học vừa nghịch điện thoại,… Những việc đó vô tình tạo thói quen thiếu tập trung không cần thiết cho các bé.
Tính kỷ luật là yếu tố rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nếu quan tâm và chú ý rèn luyện sẽ giúp trẻ 2 tuổi loại bỏ thói quen không tập trung, làm một việc xuyên suốt từ đầu đến cuối.
– Thiếu dinh dưỡng
Tác nhân khiến trẻ 2 tuổi không tập trung là do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ. Trẻ em thường ăn theo sở thích, đặc biệt là đồ ngọt như bánh kẹo, thay vì ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, cá, trứng,….dẫn tới sự thiếu hụt dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Do vậy, nếu cơ thể trẻ 2 tuổi nghèo chất sắt sẽ khiến thể chất dễ mệt mỏi, khả năng chú ý kém, dễ mất tập trung và hay gặp các vấn đề về trí nhớ.
– Chất lượng giấc ngủ
Ngủ đủ giấc sẽ giúp các bé tràn đầy năng lượng, thường là khoảng 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Ngược lại nếu thiếu ngủ sẽ khiến trẻ cảm thấy uể oải, mệt mỏi trong các hoạt động hằng ngày, hay thậm chí khiến trí nhớ giảm sút.
- Ảnh thưởng của các thiết bị công nghệ
Hiện nay việc sử dụng các thiết bị công nghệ như smartphone, ipad, máy tính,… đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng nếu cha mẹ không để ý để trẻ sử dụng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng không tốt để trẻ nhỏ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị trên có khả năng tác động xấu đến sự phát triển của não bộ, phá vỡ nhịp sinh học, quá trình tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
– Di truyền
Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự chậm phát triển ở trẻ em, gây ra tình trạng trẻ kém tập trung
* Cách khắc phục cho trẻ 2 tuổi không tập trung
- Đặt mục tiêu rõ ràng để trẻ dễ tập trung
Đặt mục tiêu giúp trẻ có thể tập trung hoàn thành mọi việc dễ dàng hơn. Tuy nhiên cách đặt mục tiêu rất quan trọng, ba mẹ cần đặt sao cho vừa với sức học của con, đặt cụ thể từng công việc và thời gian hoàn thành. Bên cạnh đó nên có thưởng phạt phù hợp để trẻ yêu thích hơn trong việc hoàn thành mục tiêu.
– Bố mẹ nên tham gia cùng trẻ trong các hoạt động.
Theo nghiên cứu, nếu có bố mẹ ngồi cùng, bé sẽ dễ tập trung hơn do có cảm giác thoải mái, an toàn và dễ chịu. Đồng thời, ba má có thể quan sát và tìm ra các nguyên nhân tác động đến bé để từ đó tìm cách khắc phục.
– Khuyến khích trẻ chủ động trong mọi việc
Làm hộ và giúp đỡ là 2 khái niệm trái ngược nhau hoàn toàn. Hãy để trẻ có quyền quyết định trong mọi việc xung quanh, bạn chỉ là người hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết để giúp trẻ rèn luyện thói quen tự lập, ít ỷ lại. Như vậy trẻ sẽ tập trung hơn để giải quyết các tình huống xảy ra.
– Lắng nghe và cảm thông
Hãy thật sự kiên nhẫn kể cả khi bạn khó chịu và cảm thây bực bội thì cũng đừng vội quát mắng trẻ. Điều này sẽ giúp các bé cảm thấy nhận được sự tôn trọng, dễ chia sẻ với bạn và sẵn sàng vượt qua bất cứ thử thách gì.
3 bình luận
Mới nhất
Phải kĩ hơn khi chăm con mới được
Nay mình thấy tình trạng này nhiều nè. Cảm ơn mom đã chia sẻ
Tình trạng trẻ không tập trung mình thấy cũng khá nhiều