Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Trẻ 11 tháng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ 11 tháng biếng ăn phải làm sao?
Trẻ biếng ăn luôn là một nỗi khổ tâm của bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn dẫn tới gầy gò, ốm yếu và những lời nói tác động của mọi người xung quanh có thể khiến bạn bị stress. Vì vậy, nếu bạn đang có trẻ 11 tháng tuổi lười ăn, hãy tham khảo bài viết này.
1. Vì sao trẻ 11 tháng tuổi lười ăn?
- Trẻ 11 tháng tuổi lười ăn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ trong giai đoạn này mà bạn cần biết đó là:
- Do trẻ bị ép ăn: Trẻ gầy còm hoặc ăn ít, chậm tăng cân khiến cho bạn lo lắng và ép trẻ ăn nhiều hơn. Khi bạn cố tình ép bé ăn nhiều lần sẽ khiến cho bé hoảng sợ hay ngậm thức ăn và không chịu nuốt.
- Do thức ăn không đa dạng: Do bạn quá bận bịu với công việc lại phải chăm sóc con nhỏ khiến bạn cho bé ăn thực đơn không đa dạng, cho trẻ ăn mãi một loại thức ăn trong thời gian dài khiến bé chán và trở nên biếng ăn. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn loại thực phẩm cứng, khó nhai nuốt sẽ khiến cho cơ hàm của bé chậm phát triển cũng trở thành nguyên nhân khiến bé 11 tháng lười ăn.
- Do bé không tập trung khi trung ăn: Ở tháng thứ 11, trẻ đang bắt đầu hành trình khám phá thế giới xung quanh với những bước đi chập chững đầu tiên. Chính vì vậy việc trẻ thiếu tập trung và ham chơi dẫn đến việc bỏ bữa, biếng ăn là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là với với những bé được tiếp xúc với điện thoại hoặc các thiết bị điện tử quá sớm, dần dần sẽ hình thành những thói quen xấu mỗi khi đến bữa.
- Do hệ tiêu hóa của trẻ 11 tháng tuổi không ổn định: Nhiều đứa trẻ đã 11 tháng tuổi nhưng hệ tiêu hóa vẫn chưa hoạt động ổn định. Một số bé thường xuyên gặp phải các tình trạng như nôn trớ sau ăn, đau bụng, tiêu chảy... khiến bé cảm thấy mệt mỏi và trở nên biếng ăn.
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số trẻ gặp phải vấn đề về sức khỏe nào đó và phải sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh thường có tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến bé trở nên chán ăn, sợ bú hoặc làm trẻ bị ám ảnh. Đặc biệt là khi bạn có thói quen pha thuốc vào sữa, điều này sẽ khiến bé bài trừ sữa rất nguy hiểm.
- Do bẩm sinh: Có khoảng 5% trẻ mắc chứng biếng ăn bẩm sinh. Những bé này chỉ thích chơi đùa và khám phá thế giới xung quanh mà không thích ăn hoặc thích bú.
- Do thói quen sinh hoạt: Thói quen sinh hoạt mà bạn tạo cho bé cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chứng trẻ 11 tháng lười ăn. Như thói quen cho trẻ bú quá lâu hoặc cho bé bú trước khi ăn hay ôm bé chặt khi ăn cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2. Dinh dưỡng cho bé 11 tháng tuổi cần có những gì?
Với trẻ 11 tháng tuổi, nhu cầu dinh dưỡng trong một ngày cần được cung cấp khoảng 500ml sữa. Trẻ có thể bú mẹ hoặc sử dụng các loại sữa công thức. Ngoài ra, trẻ 11 tháng tuổi cần được cho ăn 3 bữa ăn chính phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng:
80 – 90 gram gạo tẻ.
80 – 90 gram protein có thể là thịt, cá, tôm,....
15 gram dầu.
30 – 40 gram rau xanh.
50 – 100 gram quả chín.
Khi bạn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nêu trên mỗi ngày cho trẻ, bé sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ. Khi bị thiếu hụt một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu trong số này các trẻ sẽ chậm lớn, còi xương và nhỏ bé hơn so với các bạn đồng trang lứa.
Ngoài ra, bạn cần bổ sung cho trẻ các bữa ăn phụ mỗi ngày với sữa chua, váng sữa, hoa quả tươi, snack để giúp tăng cường năng lượng cho trẻ hoạt động cũng như giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn
3. Trẻ 11 tháng biếng ăn phải làm sao?
- Nhiều bậc phụ huynh đang có con gặp phải tình trạng này thường thắc mắc “trẻ 11 tháng tuổi biếng ăn phải làm sao”. Để giúp bạn khắc phục tình trạng trẻ 11 tháng tuổi lười ăn, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một vài mẹo hay và hữu ích dưới đây để bạn có thể tham khảo, lựa chọn áp dụng:
- Để trẻ “được” đói: Việc cho trẻ ăn khi trẻ cảm thấy đói sẽ giúp bé hấp thu thức ăn một cách tốt hơn và hạn chế tình trạng trẻ bỏ ăn, bỏ bữa. Khi trẻ cảm thấy đói, thì các món ăn sẽ trở nên ngon miệng hơn với trẻ và không cần bạn phải thúc ép, giục giã khi đến bữa.
- Cho trẻ ăn nhiều bữa: Thay vì bạn dồn toàn bộ lượng thức ăn trong ngày vào 3 bữa chính, bạn có thể chia nhỏ thành các bữa phụ để giúp trẻ có đủ nguồn dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Khi bạn chia nhỏ các bữa ăn cũng sẽ khiến bé bớt áp lực hơn trong quá trình ăn uống và sẽ ăn uống thoải mái hơn cũng như hứng thú hơn.
- Không ép trẻ ăn: Việc bắt ép bé ăn không chỉ khiến trẻ sợ hãi mỗi khi đến bữa mà còn khiến cho trẻ sợ cả bạn nữa. Thay vì bắt ép thì bạn nên tôn trọng khẩu vị của trẻ vì lúc này trẻ cũng đã lớn hơn và nhận biết được nhiều thứ hơn rồi.
- Tập cho bé thói quen tự lập khi ăn: Trẻ sẽ cảm thấy bữa ăn trở nên thú vị hơn nếu được tham gia vào bữa ăn cùng với cả nhà. Bạn đừng ngại ngần việc bé tự ăn sẽ làm bẩn quần áo, thức ăn rơi vãi ra bàn, sàn nhà... Thực ra, tất cả các bé đều rất hiếu động, trẻ luôn muốn được khám phá mọi thứ xung quanh. Đôi khi việc để bé tự ăn có thể bé sẽ ăn được nhiều hơn cả khi bạn bón. Khi đó bé cảm thấy mình có thể tự quyết định việc ăn uống theo nhu cầu, sở thích của bé chứ không phải bị ép buộc nữa. Trong bữa ăn, bạn có thể cho bé ngồi cùng gia đình và tự xúc ăn. Như vậy, cả gia đình vừa có không khí ăn uống ấm cúng và bé lại càng cảm thấy hứng thú ăn hơn.
- Giới hạn thời gian ăn của bé: Bạn nên cố định thời gian ăn uống của trẻ trong một khoảng thời gian cố định. Trong đó, bữa chính chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 30 phút, còn bữa phụ là 20 phút. Bạn đừng cố ép cho bé ăn nhiều hơn trong khoảng thời gian dài hơn. Làm như vậy chỉ khiến bé cảm thấy chán ăn hơn và thức ăn để lâu cũng kém ngon hơn mà thôi.
- Đa dạng thực đơn cho trẻ biếng ăn: Nếu bé phải ăn một món ăn trong một thời gian dài, thực đơn cứ lặp đi lặp lại thì trẻ sẽ cảm thấy chán ăn. Vì thế, bạn nên thường xuyên chế biến thêm các món ăn mới để cho trẻ có thể ăn đa dạng các món ăn hơn. Như vậy bé sẽ không cảm thấy các bữa ăn là cực hình mà luôn tò mò, thích thú khi đến bữa ăn. Bạn có thể tìm hiểu các món ăn qua sách báo, nhờ sự tư vấn của các bác sĩ, hay chuyên gia nếu cần để có thực đơn đa dạng hơn cho trẻ.
- Khen ngợi khi trẻ ăn tốt: Mọi đứa trẻ đều thích được khen ngợi hơn là bị chê bai, trách mắng. Khi bé ăn ngoan ngoãn bạn có thể khuyến khích và khen ngợi bé phát huy điều đó. Có thể đó chỉ là lời khen, một nụ cười trìu mến đơn thuần hoặc phiếu bé ngoan... Những những phần thưởng nhỏ bé này sẽ khích lệ tinh thần ăn uống của trẻ. Về sau, nếu trẻ có mong muốn ăn các loại đồ ăn khác bé sẽ tự đề xuất với bạn chứ không cần phải lo lắng rằng bé không có hứng thú.
- Sử dụng sản phẩm hỗ trợ: Bên cạnh các biện pháp trên, với các bé mắc chứng biếng ăn để giúp trẻ có thể hấp thụ tốt hơn cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là chính là men vi sinh. Men vi sinh một dạng chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giảm thiểu chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp trẻ hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn và đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ.
4. Một số lưu ý trong chế độ ăn của trẻ 11 tháng tuổi
Với trẻ 11 tháng tuổi lười ăn, ngoài các mẹo giúp bé ăn uống ngon miệng và hấp thu tốt hơn, bạn cũng cần lưu ý các vấn đề sau trong quá trình chăm sóc trẻ:
Không nên cho trẻ 11 tháng tuổi uống sữa bò. Bởi sữa bò chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, vì vậy bạn nên cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa công thức ở độ tuổi này thay vì sữa bò.
Khi cho trẻ ăn hoa quả, cần lưu ý loại bỏ hạt và gọt vỏ sạch để tránh trẻ bị hóc, đặc biệt là các loại quả có hạt to như nhãn, vải...
Hệ tiêu hóa của trẻ 11 tháng tuổi còn non yếu chính vì vậy nếu bạn vẫn còn cho trẻ bú mẹ thì mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, trà, nước có ga... Bởi các loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng đến trẻ và thường gây táo bón, ợ hơi và khó tiêu ở trẻ.
Ngoài việc có chế độ dinh dưỡng phường hợp cho trẻ 11 tháng lười ăn, phụ huynh có thể bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... cho trẻ để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập Hello Bacsi và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé!
4 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bạn nha, có chia sẻ của bạn các mẹ có con biếng ăn có thể áp dụng cải thiện cho con
cảm ơn bạn rất nhiều ạ
Bạn đang tìm kiếm bảo hiểm sức khỏe sử dụng được tại tất cả các bệnh viện trên toàn quốc? Click tham khảo ngay TẠI ĐÂY!
lp.hellobacsi.com
Con mình cũng hay biếng ăn, ăn ít lắm, đã thay đổi nhiều cách lắm rồi.