Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Tình trạng méo đầu ở trẻ 3 tháng 18 ngày
Bé đang bị méo đầu do nằm nghiêng sang trái nhiều mong bác sĩ hướng dẫn hết méo đầu ạ
6 bình luận
Mới nhất
🔥 Bài đăng hot nhất
Bé đang bị méo đầu do nằm nghiêng sang trái nhiều mong bác sĩ hướng dẫn hết méo đầu ạ
6 bình luận
Mới nhất
Bây giờ bạn có thể chủ động tham gia bằng cách đăng bài, bình luận, và vote bài viết
Lấy lời khuyên từ các Bác sĩ, Chuyên gia, và Đại sứ cộng đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn cho những thành viên khác cần lời khuyên.
Hoạt động năng nổ và trở thành một Đại sứ cộng đồng bằng cách thu thập điểm.
Chào bạn, đây gọi là hội chứng đầu phẳng, thường do tư thế ngủ, có nhiều mức độ méo đầu từ nhẹ đến nặng. Phần lớn trường hợp tật này không gây bất kỳ vấn đề nghiêm trọng, bởi vì nó thường không có ảnh hưởng lên não và hình dáng đầu cải thiện theo thời gian.
Tuy nhiên, những trường hợp đầu phẳng mức độ trung bình, nặng có thể gây một số vấn đề sức khoẻ, như: Loạn thị, chậm phát triển, khó ăn, khó học tập, khó nói, mất tầm nhìn, nguy cơ nghe kém, rối loạn chức năng khớp hàm dưới, động kinh, vẹo cột sống,… những vấn đề này gây ảnh hưởng đến cấu trúc hộp sọ, nhưng không gây tác động xấu đến trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, một số biến chứng của động kinh có thể trở thành nguy hiểm tiềm tàng cho sức khoẻ của trẻ.
Khi đã xuất hiện biến dạng đầu dẹp, vật lý trị liệu (bao gồm thay đổi tư thế khi ngủ và các bài tập cho chứng vẹo cổ và sở thích về tư thế) rất quan trọng.
Người chăm sóc phải luôn đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ để giúp ngăn ngừa hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), dù cho có khả năng mắc hội chứng đầu phẳng. Thay đổi vị trí trong nôi, giường, thay đổi tư thế đầu trong khi trẻ ngủ. Thay đổi vị trí đầu của trẻ (từ trái sang phải, từ phải sang trái) khi trẻ nằm ngửa khi ngủ. Xem xét thay đổi cách bạn đặt trẻ xuống nôi. Hãy ôm con của bạn thường xuyên hơn, hãy bế và ẵm con để giảm áp lực lên đầu. Tăng thời gian nằm sấp (tummy time) khi trẻ thức. Tummy time” là thời gian thức trong tư thế nằm sấp. Lượng thời gian nằm sấp lý tưởng là ít nhất ba lần mỗi ngày, mỗi lần từ 10 phút đến 15 phút. Thời gian nằm sấp hỗ trợ quá trình trẻ tiến tới các mốc phát triển đòi hỏi tư thế nằm sấp, khuyến khích trẻ học hỏi và khám phá thế giới, giúp bé tăng cường cơ cổ và học cách chống đẩy trên cánh tay.
Hầu hết trẻ sơ sinh bị hội chứng đầu phẳng cũng bị một mức độ của chứng vẹo cổ. Vì vậy, vật lý trị liệu và một chương trình tập luyện tại nhà thường là một phần của điều trị. Chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn các bài tập liên quan đến kéo căng để thực hiện với trẻ. Theo thời gian, cơ cổ sẽ dài ra và cổ sẽ tự thẳng ra. Các bài tập rất đơn giản, nhưng phải được thực hiện một cách chính xác. Do đó, bạn nên cho trẻ đến khám vật lý trị liệu để sớm giúp trẻ cải thiện nhé.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại Cộng đồng Hello Bacsi nhé!
Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ,
Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An
id.hellobacsi.com
Chào bạn,
Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.
Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.
Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ
Mom sửa cho bé nằm nghiêng qua bên còn lại, lót khăn mềm cho bé nằm chịu kos sửa sẽ cải thiện được đó mom
Bạn thử cho bé nằm nghiêng thay phiên cả 2 bên xem sao, rồi xoa đầu bé khi cho ti nè, nếu méo quá nhiều thì nhờ can thiệp từ bác sĩ
Mẹo chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh
+ Không nên cho bé nằm lâu một bên
+ Cho bé nằm sấp
+ Thu hút sự chú ý của bé
+ Xoa nắn đầu để cải thiện tình trạng méo đầu ở trẻ sơ sinh
Mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú
Sử dụng các loại mũ chỉnh tròn đầu