🔥 Bài đăng hot nhất

Tiêu đờm

Trẻ 2 tháng tuổi bị ngạt mũi nhưng không chảy nước mũi, có đờm nhưng không ho. Mỗi lần bú bé tỏ ra rất khó chịu như có đờm xông lên bít đường thở. Mong bác sĩ chỉ cho hướng khắc phục ạ. Cảm ơn bác sĩ.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
7
2
5

5 bình luận

Chào bạn! Trẻ 2 tháng tuổi có hiện tượng tăng tiết đờm và kèm theo khó bú hay bú ít có thể đang gặp phải các bệnh lý đường hô hấp như viêm hô hấp trên, viêm tiểu phế quản, viên phổi,… hay bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy bạn cần sớm đưa bé đi khám chuyên khoa để được bác sỹ thăm khám trực tiếp và làm thêm các cận lâm sàng hỗ trợ giúp chẩn đoán xác định nguyên nhân bệnh lý, từ đó có hướng điều trị can thiệp và tư vấn phù hợp nhất nhé. Việc để tại nhà hoặc tự ý can thiệp hút đàm có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé hay làm nặng hơn tình trạng bệnh mẹ lưu ý nhé. Thân chào

13 giờ trước
Thích
Trả lời

Nếu chỉ ngạt mũi thhì thử theo cách đó trước đã. Lúc bé bị ngạt mũi thì bạn nhỏ nhiều nc muối rồi hút ra cho bé. Khi hút nhớ bịt lỗ mũi còn lại. Sau đó thì nhỏ 1-2 giọt nc muối cho sạch.

1 ngày trước
Thích
Trả lời

theo mình thì dù sao cũng nên đưa pé đi khám cho an toàn...vì pé cũng còn nhỏ mà

1 ngày trước
Thích
Trả lời

theo mình bạn nên dùng nước muối sinh lý cho bé nha , có thể ra hiệu thuốc hỏi mua chai nước muối sinh lý về nhỏ cho bé hoặc dạng xịt để vs mũi cho bé

1 ngày trước
Thích
Trả lời

Trẻ 2 tháng tuổi bị ngạt mũi và có đờm nhưng không ho có thể gây khó chịu trong quá trình bú. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau: 1. **Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý**: Nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy và giúp trẻ dễ thở hơn. Bạn có thể mua nước muối sinh lý tại các hiệu thuốc. 2. **Hút mũi cho trẻ**: Sử dụng ống bơm cao su để hút chất nhầy ra khỏi mũi trẻ. Điều này giúp thông thoáng đường thở và giảm cảm giác khó chịu cho bé. 3. **Tạo độ ẩm cho không khí**: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giữ cho không khí ẩm, giúp làm loãng đờm và giảm tình trạng ngạt mũi. 4. **Cho trẻ uống nhiều nước**: Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm hoặc nước ép trái cây nguyên chất để giúp loãng đờm. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu bất thường khác, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
2 ngày trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo