Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmThủy đậu ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ bỉm nên biết
Thủy đậu ở trẻ sơ sinh được xem là bệnh “quốc dân” vì vậy mẹ rất nên tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa trị để bảo vệ bé tốt nhất.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
- Phát ban
- Sốt cao
- Dấu hiệu tương tự bệnh cúm: ho nhẹ, thở khò khè, chảy nước mũi, chán bú. Khoảng 3 ngày sau khi bé có những triệu chứng này, cơ thể bé sẽ phát ban.
Mẹ nên làm gì nếu bé bị thủy đậu?
- Nếu bé bị nổi mụn nước, mẹ nên dẫn bé đến gặp bác sĩ ngay.
- Để vệ sinh các mụn nước, bác sĩ khuyên rằng chỉ được bôi xanh Methylen. Vệ sinh sạch sẽ cho bé với nước ấm hoặc dung dịch muối pha loãng để sát trùng.
- Vệ sinh mũi, họng 2-3 lần/ ngày cho trẻ
- Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng
- Tránh để bé gãi vào những chỗ bị mẩn đỏ để không bị xước da hay nhiễm khuẩn
- Bổ sung khoáng chất có trong các loại rau củ quả sạch hoặc vitamin, ăn uống kết hợp giữ vệ sinh sạch sẽ, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp bé chóng khỏe lại.
Lưu ý: Khi sử dụng bất cứ loại thuốc đặc trị nào, bố mẹ cũng nên xin ý kiến từ bác sĩ để tránh tác hại xấu đến bé.
Cách phòng ngừa bệnh thủy đậu ở trẻ sơ sinh
- Tiêm phòng đầy đủ
- Cách ly với bé nếu mẹ bị thủy đậu
Thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Hãy chủ động phòng bệnh để bảo vệ bé cưng khỏi căn bệnh này mẹ nhé.
4 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bài chia sẻ của bạn nhé
Mình thấy đa số các bé đều rất dễ bị luôn. Cảm ơn bài chia sẻ của bạn nè. Hữu ích lắm ạ
Bé đầu mình tiêm 1 mũi vc, bé cũng bị thủy đậu lúc 7 tuổi mà nhẹ, không để lại sẹo. Bé thứ 2 mình tiêm được một mũi, mũi thứ 2 thì trúng dịch nghỉ cả năm không dám đi đâu giờ mình không biết có nên đi tiêm lại mũi 2 không nữa.