Con em 5 tháng mà ho suốt có uống siro mà chưa thấy đỡ, ho nhiều vậy có ảnh hưởng tới phổi không các mom? Làm sao để trẻ hết ho ạ.
Tắc sữa nổi cục cứng là gì? Cách làm tan cục sữa tắc không phải mẹ bầu nào cũng biết
Tắc tia sữa nổi cục là hiện tượng ứ đọng sữa mẹ, khi sữa được sản xuất nhưng không thoát được ra ngoài tại vú của người mẹ trong quá trình nuôi con. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ bà mẹ nào đang nuôi con bằng sữa mẹ, đặc biệt là những phụ nữ mới sinh con đầu lòng. Các cục sữa căng cứng dẫn đến ứ trệ tuần hoàn ống dẫn sữa và sữa sẽ vón nhỏ thành cục tại đây. Điều này gây nên sưng, viêm, tấy đỏ khiến mẹ sẽ có cảm giác căng tức và nóng vùng bầu ngực. Khi chạm vào các khu vực nổi cục sẽ thấy đau.
Cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả tức thì
Các mẹ có thể tham khảo những cách làm tan cục sữa tắc tại nhà cực kỳ hiệu quả dưới đây:
Cho trẻ bú thường xuyên
Thông thường, khi con bỏ bú hoặc bú ít, sữa mẹ về quá nhiều sẽ gây tắc sữa vón cục. Vì vậy, nếu có thể, mẹ hãy cho trẻ bú theo cữ 1 cách đều đặn. Bạn cũng nên cho em bé bú đều hai bên, nhằm hạn chế tình trạng sữa ra ở hai bên ngực không đều nhau. Để con bú được nhiều hơn, mẹ cần điều chỉnh tư thế bế trẻ khi cho bú và cho bé bú đúng theo khớp ngậm. Điều này không chỉ giúp tránh cảm giác đau nhức và khó chịu do tắc tia sữa mà còn tránh được tình trạng nứt cổ gà.
Massage bầu ngực
Massage ngực là một trong những cách làm tan cục sữa tắc được nhiều chị em áp dụng. Với phương pháp này, mẹ có thể tự thực hiện hoặc nhờ người thân hỗ trợ giúp các cục sữa vón được mềm, tan dần và chảy ra ngoài.
Thao tác thực hiện như sau: Dùng tay massage vùng bầu ngực và xoa theo hình tròn với một lực đủ mạnh để làm cục sữa nhanh tan hơn. Tiến hành lần lượt từng bên, mỗi bên khoảng 20 - 30 vòng tiếp đó xoay theo chiều ngược lại. Để tăng hiệu quả, các mẹ nên massage mỗi lần cách nhau từ 2 - 3 tiếng và áp dụng ngay khi vừa xuất hiện tình trạng tắc sữa.
Chườm ấm
Chườm ấm là phương pháp được thực hiện khi massage không đạt hiệu quả như mong muốn. Khi chườm ấm, nhờ ảnh hưởng của nhiệt độ sữa được giãn nở sẽ lưu thông nhanh hơn và hạn chế tắc nghẽn trong ống dẫn sữa.
Để thực hiện cách chữa tắc tia sữa tại nhà này, mẹ hãy sử dụng chai thủy tinh, đựng nước ấm (khoảng 70°C), sau đó lăn xung quanh vùng ngực có cục sữa bị tắc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng khăn ấm, đắp lên phần bầu ngực để giúp sữa tan nhanh hơn. Thực hiện phương pháp này mỗi ngày 4 - 5 lần ngày, mỗi lần 15 - 20 phút sẽ giúp tan cục sữa tắc đáng kể.
Thay đổi thói quen
Có rất nhiều thói quen hàng ngày của chị em gây ra tình trạng tắc tia sữa và sữa vón cục như: Uống ít nước, mặc áo ngực chật… Để cải thiện tình trạng tắc tia sữa vón cục mẹ nên thay đổi những thói quen này bằng cách uống nhiều nước, ăn món thanh mát, ăn uống đủ chất và mặc áo thoải mái…
Nên hút sữa thừa sau mỗi cữ bú
Với những mẹ có nhiều sữa mà em bé bú không hết sau một cữ rất dễ gặp tình trạng sữa vón cục và tắc. Do đó nếu mỗi cữ bú, em bé không bú hết, mẹ nên hút sữa thừa để tránh tình trạng này.
Sử dụng các mẹo dân gian
Sử dụng các mẹo dân gian cũng là một trong những cách làm tan cục sữa tắc hiệu quả. Một số các phương pháp thường được áp dụng như: Đắp là bắp cải nóng, đắp lá mít lên ngực, chườm nóng xôi nếp… được nhiều mẹ áp dụng thành công. Ngoài ra, uống nước lá bồ công anh hay lá đinh lăng cũng giúp các mẹ chữa tắc tia sữa hiệu quả.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, các mẹ nên lựa chọn và sử dụng các phương pháp phù hợp với cơ địa bản thân.
Với những cách làm tan cục sữa tắc trên đây hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ không may gặp phải tình trạng này. Nếu không can thiệp mà để tình trạng tắc kéo dài, các mẹ có thể có bị sốt cao, rét run và áp xe vú. Do đó, khi thấy chớm có biểu hiện tắc tia sữa, mẹ bỉm cần có biện pháp xử lý ngay, tránh để tình trạng viêm nhiễm quá nặng khiến sức khỏe và tinh thần chị em giảm sút, thậm chí gây mất sữa hoàn toàn.
2 bình luận
Mới nhất
đã từng bị tắc sữa, thật sự sợ
đã từng bị tắc sữa, thật sự sợ