Con em 5 tháng mà ho suốt có uống siro mà chưa thấy đỡ, ho nhiều vậy có ảnh hưởng tới phổi không các mom? Làm sao để trẻ hết ho ạ.
Sự phát triển của bé sơ sinh 10 tuần tuổi
Sự phát triển của bé sơ sinh 10 tuần tuổi
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Trẻ sơ sinh vô cùng đáng yêu, nhưng em bé lại luôn cần được giúp đỡ và phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn. Việc chăm sóc bé 10 tuần tuổi mất rất nhiều thời gian, công sức, cứ lặp đi lặp lại mỗi ngày và thậm chí nó có thể trở nên nhàm chán. Bạn hãy cố gắng nhận thức được tầm quan trọng của việc bạn đang làm. Mặc dù bây giờ bạn chưa thấy được thành quả, nhưng những công sức của bạn về sau sẽ được đền đáp xứng đáng.
1. Phát triển thể chất của trẻ 10 tuần tuổi
Tất cả các bậc cha mẹ đều sẽ trải qua giai đoạn đặt các câu hỏi chẳng hạn như: “bé 10 tuần tuổi phát triển như thế nào?” Bạn sẽ nhận thấy một vài sự tăng trưởng nhanh vào thời điểm này, em bé của bạn tăng chiều dài khoảng 5cm và tăng 2-3 kg so với lúc bé được sinh ra. Bé bắt đầu phát triển nhanh hơn khiến cho quần áo và đồ dùng cá nhân cần phải có kế hoạch thay đổi sang kích cỡ to hơn.
Trẻ 10 tuần tuổi sẽ có cơ thể đầy đặn hơn được. Chân và tay của bé trở nên ấy mũm mĩm hơn bạn mong đợi, và tất cả điều này đều hoàn toàn bình thường. Em bé của bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng bé có thể sử dụng tay và bằng cách kết nối với việc bé có thể nhìn và chạm vào mọi thứ cùng một lúc. Điều đó có nghĩa là hoạt động đôi tay của bé bắt đầu có cảm giác và linh hoạt hơn
Ở thời kỳ này, em bé 10 tuần tuổi có thể tự tin ngẩng cao đầu, mặc dù không thời gian bé giữ được đầu khi ngẩng không quá lâu. Trong trường hợp bé gặp khó khăn khi sử dụng cơ cổ, hãy tập cho bé bằng cách nằm trước mặt bé khi bé nằm sấp và khuyến khích bé nhìn lên bạn.
2. Phát triển nhận thức của bé 10 tuần tuổi
Khi em bé của bạn nhận ra rằng bé có thể sử dụng chân và tay để đá và đấm, bé sẽ bắt đầu phối hợp và nắm bắt mọi thứ nhiều hơn. Đây là thời điểm tuyệt vời để bạn có thể giới thiệu đồ chơi cho bé đồng thời bạn có thể giúp bé phối hợp tay và mắt nhiều hơn trong thời gian chơi.
Giờ chơi cũng là khoảng thời gian mà bé bắt đầu tham gia nhiều hơn, bé sẽ thích thú tất cả các màu sắc tươi sáng và âm thanh mới. Bạn hãy sử dụng mọi thứ được treo trên chiếc xe đẩy của bé hoặc trong cũi, nó sẽ giúp phát triển tầm nhìn của bé và khuyến khích bé nắm lấy chúng.
Bé 10 tuần tuổi cũng bắt đầu có sở thích nghe nhạc, và mỗi bé sẽ có những phản ứng khác nhau đối với từng loại nhạc khác nhau.
3. Thời gian ngủ của bé 10 tuần tuổi.
Thông thường trong tháng thứ ba của cuộc đời, em bé sẽ ngủ khoảng 15 giờ trong 24 giờ. Điều đó có nghĩa là khoảng mười giờ ngủ vào ban đêm và năm giờ vào ban ngày, và có thể có thêm ba giấc ngủ ngắn. Bạn không nên lo lắng về lịch trình ngủ của bé, nhưng bạn hãy nhớ rằng, mỗi em bé đều khác nhau và chúng vẫn có khả năng thức dậy vào ban đêm để kiếm thức ăn ở độ tuổi này.
4. Bé 10 tuần tuổi nên ăn bao nhiêu?
Nếu bạn đang theo sự phát triển của em bé, bạn có thể thấy bé ăn nhiều hơn, nhưng bạn đừng lo lắng về việc ăn quá nhiều vì bé biết bé cần bao nhiêu bữa ăn trong một ngày. Thông thường bé sẽ ăn trung bình khoảng 5-6 lần trong 24 giờ.
Có một hướng dẫn là nên cho bé ăn khoảng 150-200ml mỗi kg cân nặng của bé, nhưng hãy tiếp tục tuân theo nhu cầu của bé nếu bạn cho con bú - em bé của bạn sẽ là người biết rõ nhất.
5. Bé 10 tuần tuổi khóc: Xử lý đau bụng
Nếu em bé của bạn bị đau bụng, thì sau đó cơn đau có thể sẽ bắt đầu ổn định trong vài tuần tới. Tuy nhiên nếu bé khóc kéo dài gần 4 giờ, khóc có kèm theo sốt, nôn mửa, tiêu chảy, tiêu ra máu, có biểu hiện mệt lả, cần đưa bé đến các cơ sở y tế ngay.
Bé 2 tháng tuổi ngủ không ngon giấc
Thông thường bé 10 tuần tuổi sẽ ăn trung bình khoảng 5-6 lần trong 24 giờ
6. Các cột mốc của em bé 10 tuần tuổi
6.1. Thời gian nằm sấp
Khi bé tham gia nhiều hơn vào các giờ chơi, đây là thời điểm tốt để tập trung vào hoạt động bụng của bé. Bạn nên dành ít nhất vài phút mỗi ngày để chơi với bé trong khi bé nằm sấp trên thảm. Điều này không chỉ khuyến khích bé sử dụng cánh tay để đẩy lên và sử dụng cổ để nhìn xung quanh, cho nên nó sẽ giúp em bé của bạn phát triển các cơ bắp cần thiết để bắt đầu bò. Trong vài tuần và tháng tiếp theo hoạt động này có thể tăng lên đến 15-30 phút mỗi ngày.
6.2. Áp lực trọng lượng
Thời gian này, bạn có thể thấy em bé của mình đang có một chút áp lực trọng lượng lên đôi chân của bé. Bạn hãy thử bé bằng cách giữ bé thẳng đứng và quan sát xem liệu bé có thể tự chống đỡ trong giây lát không. Đó là một câu hỏi lớn, và có lẽ bạn chỉ nên thử khi bé cảm thấy thoải mái. Bởi vì những thử nghiệm phản xạ và cơ bắp này là một khởi đầu tuyệt vời để giúp họ phát triển thể chất.
7. Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi bé được 10 tuần tuổi
8.1. Hội chứng đầu phẳng
Nếu em bé của bạn dành nhiều thời gian hoạt động đối với lưng, mà chúng thường thích nằm sấp, chúng có thể có nguy cơ phát triển Hội chứng đầu phẳng. Áp lực liên tục lên một điểm trên đầu sẽ gây ra một điểm phẳng trong thời gian chơi.
7.2. Trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm đầu tiên của cuộc đời em bé của bạn. Bạn có bị choáng ngợp bởi cảm giác tội lỗi hoặc cảm giác thất bại không? Bạn có cảm thấy mọi thứ có thể sai và nói về khả năng trầm cảm sau sinh. Với một trong mười phụ nữ đối phó với nó, bạn chắc chắn không cô đơn.
Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
2 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bạn chia sẻ sự phát triển của trẻ sơ sinh 10 tuần tuổi
Bé sơ sinh 10 tuần tuổi, con em giai đoạn này tăng được 3kg, NB 3kg