Những nguyên tắc quan trọng trong nuôi con bằng sữa mẹ

Để đảm bảo việc nuôi con bằng sữa mẹ được diễn ra thuận lợi, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng sau:

Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh

Trẻ cần được tiếp xúc da kề da với mẹ và được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nhờ động tác mút đầu vú của trẻ sẽ gây phản xạ lên tuyến yên làm tiết oxytocin khiến tử cung co chặt hơn, tránh được băng huyết sau đẻ. Việc cho con bú sớm, sữa về sớm, vú tiết sữa nhiều hơn nên ít bị sưng đau và nhiễm khuẩn..

Lưu ý: Ngoài bú sữa non của mẹ, không cần và không nên cho trẻ uống bất cứ thứ nước gì ngay sau sinh.


Trẻ cần được tiếp xúc da kề da với mẹ và được bú mẹ sớm trong vòng 1 giờ đầu sau sinh

Cho con bú hoàn toàn đến 6 tháng sau sinh

  • Trong 6 tháng đầu sau sinh, sữa mẹ là thức ăn duy nhất của trẻ. Không cho trẻ ăn thêm bất kì loại sữa nào khác, kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm, thậm chí không cần uống thêm nước bởi điều này chỉ làm tăng gánh nặng cho thận, không tốt cho trẻ..
  • Cho con bú theo nhu cầu, không cần bú theo giờ giấc, bất kể ngày hay đêm. Trẻ bú ban đêm càng giúp tăng lượng sữa của bà mẹ do tăng lượng nội tiết kích thích sinh sữa của tuyến yên.
  • Khi bú, trẻ có thể thiu thiu ngủ. Cần đánh thức trẻ bằng cách “nói chuyện”, xoa hay búng nhẹ vào bàn chân, kích thích cho trẻ tiếp tục bú.
  • Nếu bầu vú chưa hết sữa thì mẹ nên vắt hết ra để tuyến sữa rỗng thì sữa sẽ về nhiều hơn. Khi trẻ bú no không nên đặt nằm ngay mà nên bế vác trẻ lên vai, xoa vỗ nhẹ vào lưng cho hơi trong dạ dày thoát ra, tránh bị trớ.
  • Thời gian trung bình mỗi bữa bú 15 – 20 phút. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối.
  • Khi mẹ hoặc trẻ bị ốm, trẻ không tự bú được thì nên vắt sữa và cho trẻ ăn bằng thìa.
  • Nếu trẻ bú đủ sữa thì cân nặng hàng tháng của bé tăng đều và đi tiểu bình thường.
  • Nên cho con bú đến 24 tháng mới cai sữa. Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi (180 ngày) mới bắt đầu cho ăn dặm.

Trường hợp nào không nên cho trẻ bú sữa mẹ?

Người mẹ có một trong các yếu tố sau thì không nên nuôi con bằng sữa mẹ:

  • Người mẹ mắc bệnh tim, bệnh thận, thiếu máu nặng
  • Người mẹ quá nhẹ cân, không đủ dự trữ chất béo để sản xuất sữa.
  • Người mẹ bị nhiễm HIV hoặc AIDS không được cho con bú vì có thể lây bệnh cho trẻ qua chất dịch của cơ thể và sữa mẹ. Nếu mẹ bị nhiễm viêm gan A, viêm gan B có thể cho con bú nếu bé được uống các loại thuốc hỗ trợ tương ứng và tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  • Người mẹ đang sử dụng một số loại thuốc như: thuốc điều trị ung thư, thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc điều trị tuyến giáp…
  • Người mẹ sử dụng các chất gây nghiện như: heroin, ma túy…; lạm dụng rượu, nghiện rượu.
  • Người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại cần thực hiện các xét nghiệm kiểm tra trước khi bắt đầu cho con bú.

* Lưu ý: Nếu mẹ gặp vấn đề sức khỏe, cần sử dụng thuốc điều trị…cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bú để trẻ nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ sữa mẹ.


Người mẹ đang uống thuốc điều trị ung thư, bệnh tuyến giáp, huyết áp… thì không nên cho nuôi con bằng sữa mẹ

Trường hợp trẻ không nên bú sữa mẹ:

  • Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch: Trường hợp này cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để quyết định có nên cho trẻ bú mẹ hay không.
  • Trẻ không dung nạp lactose, không tiêu hóa được sữa mẹ: Có thể thay thế sữa mẹ bằng các loại sữa công thức không chứa phenylalanine.

Một số trường hợp đặc biệt khi nuôi con bằng sữa mẹ

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân

Trẻ sinh non nhẹ cân, thiếu tháng rất cần thiết phải nuôi con bằng sữa mẹ. Bởi so với sữa của mẹ sinh con đủ tháng, sữa của mẹ sinh con có hàm lượng protein, chất béo, năng lượng, natri, clorua, kali, canxi, sắt và magie cao hơn trong ba tuần đầu tiên. Sau những tuần đầu tiên, hàm lượng các chất trên giảm nhưng protein trong sữa mẹ lại dễ tiêu hóa hơn.

Bên cạnh đó, trẻ sinh non bú mẹ sẽ tiêu hao năng lượng ít hơn so với trẻ sinh non phải bú sữa công thức. Thậm chí, trẻ sinh non được nuôi bằng sữa công thức có tỷ lệ sống sót thấp hơn so với trẻ sinh non bú sữa mẹ.

Những ngày đầu sau sinh, trẻ chưa thể tự bú được thì mẹ cần vắt sữa ra cốc chén, dùng thìa cho bé uống. Số bữa bú của trẻ sinh non cần được tăng lên trong ngày, từ 10 đến 20 lần bú/ngày.

  • Trẻ sinh đôi

Mẹ hoàn toàn có đủ sữa cho cả hai bé bú nếu sinh đôi. Khi trẻ bú nhiều, nhu cầu bú tăng cao thì cơ thể mẹ sẽ tự điều chỉnh và sản xuất đủ sữa cho cả hai bé. Thời gian đầu chưa quen, mẹ có thể từng bé bú, bé bú trước, bé bú sau. Khi mẹ đã cho bú quen, có thể tập cho hai bé bú cùng một lúc.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của bà mẹ đang nuôi con sinh đôi cần cần phải được quan tâm nhiều hơn để đảm bảo nguồn sữa cho trẻ.

3
15k
3 Bình luận

3 bình luận

Bé mình da kề da xong bú ngay luôn, mình đang cố gắng cho bú mẹ càng lâu càng tốt

1 năm trước
Thích
Trả lời

Hai bé nhà mình đều bú mẹ hoàn toàn đến khoảng 9 tháng sữa mẹ không đủ mình phải cho bé bú thêm sữa ngoài .

1 năm trước
Thích
Trả lời

Bé mình sinh mổ nên chỉ được da kề da với mẹ 1 xíu rồi ẵm đi nè. Về phòng thì đau nhưng cố gắng cho bé ti

1 năm trước
Thích
Trả lời
Quảng cáo
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo