Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Những điều cần biết về ngộ độc chì ở trẻ
🙅 Ngộ độc chì nguy hiểm, đặc biệt với sự phát triển của trẻ em. Trẻ nhỏ ở bất cứ độ tuổi nào cũng có thể ngộ độc chì do tiếp xúc với nhiều tác nhân khác nhau, chẳng hạn như đồ chơi, sơn có chứa chì, đất và nước bị ô nhiễm…
👉 MỨC ĐỘ NGUY HIỂM KHI TRẺ BỊ NHIỄM ĐỘC CHÌ 👈
🤚 Chì là kim loại nặng có thể tìm thấy ở tất cả các môi trường, chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ô nhiễm như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất.
🔻 Theo các chuyên gia y tế, chì là một chất rất độc và gây hại cho sức khoẻ. Chì khi vào cơ thể có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày, đường ruột, tim mạch và thận. Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại này tích luỹ lâu trong nội tạng (đặc biệt là ở xương) và sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.
Khi trẻ em bị nhiễm chì sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển:
🎈 Với thần kinh: chì có thể gây tổn thương, hủy hoại, làm chết các tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương. Trẻ bị nhiễm chì sẽ gặp khó khăn khi tập trung, học tập và có các hành vi hung hăng, hiếu động.
🎈 Với máu: khi chì nhiễm vào máu sẽ gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.
🎈 Với thận: gây tổn thương thận, làm giảm bài trừ axit uric qua nước tiểu nên làm tăng axit uric.
🎈 Với tim: Thông qua nhiều cơ chế khác nhau chì gây tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.
🎈 Với xương: xương là nơi chì tập trung nhiều nhất của cơ thể. Chì làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương. Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc chì.
🎈 Với hệ tiêu hóa: co thắt ruột gây cơn đau bụng, nôn mửa.
🎈 Với nội tiết: giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên. Trẻ em có nồng độ chì máu tăng có hiện tượng giảm tiết hormone, khó tăng trưởng và phát triển.
🎈 Với mẹ mang thai: chì qua được nhau thai để tới bào thai. Nếu mẹ bị ngộ độc chì thì bào thai sẽ bị ngộ độc chì. Chì máu mẹ trên 15mcg/dL tăng nguy cơ chậm phát triển của thai. Chì máu dưới 25mcg/dL có thể rút ngắn thời gian mang thai, giảm cân nặng của trẻ khi sinh. Chì còn gây tăng tăng tỷ lệ sinh non, sẩy thai, chậm phát triển trẻ sau sinh, tăng tỷ lệ các dị dạng thai và suy giảm sớm về tình trạng thần kinh tâm thần sau đẻ.
👉 NGUYÊN NHÂN GÂY NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ NHỎ 👈
✌ Qua đường hô hấp: do hít phải bụi, không khí, khói có hơi chì. Trẻ em tiếp xúc với các chất độc trong khí thở sẽ nhiều hơn người lớn do diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ lớn hơn. Ngoài ra, do chiều cao của trẻ cũng thấp hơn người lớn nên cũng hít không khí ở gần mặt đất hơn - nơi có nồng độ chì cao hơn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi ở trẻ em cao gấp 2,7 lần so với người lớn.
✌ Qua đường tiêu hóa: chì sẽ nhiễm vào cơ thể của trẻ thông qua ăn uống, không vệ sinh tay trước khi ăn, hoặc ngậm mút các đồ chơi có chì.
✌ Qua da: tuy qua da, chì sẽ ít bị nhiễm hơn so với 2 hình thức trên nhưng nếu tiếp xúc trong thời gian dài vẫn sẽ gây ngộ độc. Ô xít chì (thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp) hấp thu dễ dàng qua da. Tỷ lệ diện tích da cho mỗi đơn vị cân nặng của trẻ em cũng lớn hơn người lớn nên hấp thu chất độc cũng nhiều hơn.
✌ Qua nhau thai, sữa mẹ: chì qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng bị ngộ độc. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. Chì có thể qua sữa mẹ, tuy nhiên thông tin về con đường tiếp xúc này còn chưa đầy đủ.
👉 DẤU HIỆU TRẺ BỊ NGỘ ĐỘC CHÌ 👈
Phần lớn trẻ bị ngộ độc chì có biểu hiện bệnh rất kín đáo, dễ bỏ sót hoặc nhầm lẫn sang các loại bệnh khác. Chỉ có thể phát hiện khi khám chuyên khoa kỹ lưỡng và làm các xét nghiệm.
Khi trẻ bị ngộ độc chì sẽ có những biểu hiện sau:
☝ Run rẩy
☝ Sút cân
☝ Yếu cơ
☝ Uể oải
☝ Co giật
☝ Táo bón
☝ Mất ngủ
☝ Đau đầu
☝ Nôn mửa
☝ Thiếu máu
☝ Đi không vững
☝ Ăn không ngon
☝ Tổn thương thận
☝ Gặp rắc rối về thính lực
☝ Đau, chuột rút bất thường.
👉 CÁCH PHÒNG NGỪA NGỘ ĐỘC CHÌ Ở TRẺ NHỎ 👈
️🍀 Nếu bạn sống trong một ngôi nhà hoặc chung cư xây trước năm 1978, hãy yêu cầu bác sĩ làm xét nghiệm đo nồng độ chì trong máu cho trẻ và giữ trẻ tránh xa khỏi các mẩu sơn bong tróc. Sơn bong tróc phải được loại bỏ khỏi tất cả các bề mặt (sàn nhà, tường, bề mặt bàn, ghế, tủ,…) ít nhất 1,5m tính từ nền nhà. Việc sơn lại phòng để ngăn chặn chì từ sơn cũ cũng là một ý hay.
️🍀 Hãy kiểm tra kỹ lại ngôi nhà của bạn, và đưa cả gia đình đi xét nghiệm đo nồng độ chì trong máu nếu như ngôi nhà được xây dựng trước năm 1978. Hãy giữ trẻ tránh những mảng sơn bong tróc, vì trẻ sẽ rất dễ nhiễm chì từ những mảng sơn cũ này.
️🍀 Vệ sinh sạch sẽ tay và đồ chơi: Trẻ nhỏ rất hay thích đưa mọi thứ lên miệng, vì vậy nguy cơ bị nhiễm độc chì cũng rất cao. Để tránh tình trạng này, bố mẹ hãy nhớ luôn vệ sinh tay sạch sẽ cho bé sau khi chơi, trước khi ăn và đi ngủ. Đặc biệt các đồ chơi của bé cũng nên được vệ sinh thường xuyên.
️🍀 Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để tránh bụi bặm. Nếu có vấn đề về ngộ độc chì ở nơi bạn sống, hoặc nhiều nhà cũ xung quanh tiến hành tu sửa, hãy dặn người trong gia đình bạn chùi sạch chân và cất giày trước khi vào nhà. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mang đất cát có lẫn bụi chì vào nhà.
Không cho trẻ dùng thuốc cam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không có chỉ định của bác sỹ.
️🍀 Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ cơ thể hấp thu chì. Một điều quan trọng khác mà bạn không nên bỏ qua là đảm bảo cả gia đình hấp thu đủ lượng sắt, vitamin C và canxi mỗi ngày. Các loại thực phẩm được đánh giá cao và tốt cho sức khỏe gồm: sữa, thịt đỏ, phomai, rau xanh...
👍 Nếu nghi ngờ con mắc phải tình trạng ngộ độc chì, bố mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời, tránh cho các biến chứng nguy hiểm xảy ra nhé.
4 bình luận
Mới nhất
Đúng là chì rất nguy hiểm với tất cả mọi người , đặt biệt là trẻ nhỏ , vì bé không biết và sẽ tiếp xúc . Cha mẹ cần lưu ý và phòng tránh cho trẻ . Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin .
thật là nguy hiểm, phải cẩn thận hơn trong đồ dùng của bé
Giờ mình mới biết đến thông tin này luôn. Phải cẩn thận hơn mới được, mình toàn mua đồ chơi cho von chỗ uy tín thôi k dám mua lung tung nè
Chì thật nguy hiểm, nó có nhiều trong đồ chơi kém chất lượng mà trẻ em Việt Nam hay chơi. Cảm ơn bài chia sẻ của bạn