🔥 Bài đăng hot nhất

Nguyên nhân và cách xử lý băng huyết sau sinh

Phụ nữ gặp rất nhiều vấn đề sức khỏe sau sinh. Nếu không nhận biết và khắc phục kịp thời, những vấn đề tưởng chừng như nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khôn lường. Mình xin chia sẻ dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách xử lý để các mẹ tham khảo nhé.

Dấu hiệu của băng huyết sau sinh

Băng huyết là tình trạng chảy máu ồ ạt sau sinh với các dấu hiệu:

  • Chảy máu không kiểm soát
  • Huyết áp giảm
  • Tăng nhịp tim
  • Giảm số lượng hồng cầu

Sưng và đau ở âm đạo và khu vực gần đó nếu chảy máu là do tụ máu.

Hiện tượng này xảy ra ở khoảng 5% ca sinh, đặc biệt là các ca sinh khó (thai lớn, ngôi thai ngược, vị trí nhau bám khác thường), sinh từ 2, 3 bé trở lên trong một lần sinh, nhiễm trùng, mẹ gặp vấn đề về huyết áp, suy nhược cơ thể trước sinh.

Phân loại tình trạng băng huyết sau sinh

Người ta chia băng huyết làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát.

- Băng huyết nguyên phát: Trong vòng 24h đầu sau sinh mà bệnh nhân bị chảy máu (500ml trở lên). Băng huyết nguyên phát xảy ra là do bệnh nhân bị sót rau, bất thường ở bánh nhau, rách đường sinh dục dưới, đờ tử cung…

- Băng huyết thứ phát: Đó là tình trạng bệnh nhân bị chảy nhiều máu sau sinh trong khoảng 24h đầu đến 1-3 tháng sau sinh vẫn mất máu. Tình trạng trên xảy ra là do nhiễm trùng, sót rau.


Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh

Sau sinh, tử cung thường co bóp và đẩy nhau thai ra ngoài. Khi nhau thai được lấy ra, sản phụ thường có những cơn co thắt này giúp gây áp lực lên mạch máu để hạn chế chảy máu sau sinh. Tuy nhiên, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh thì các mạch máu này sẽ chảy máu tự do. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của xuất huyết sau sinh.

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh gồm:

  • Cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, u xơ tử cung, tử cung bị dị dạng;
  • Tử cung căng giãn quá mức do đa thai, đa ối,...
  • Chuyển dạ kéo dài, nhiễm khuẩn ối;
  • Sót rau trong buồng tử cung;
  • Sản phụ suy nhược, thiếu máu, tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén;
  • Tiền sử sảy thai, nạo hút thai nhiều lần;
  • Từng bị sót rau viêm niêm mạc tử cung;
  • Sau đẻ non, xử lý thai lưu, đẻ nhanh, đặc biệt ở tư thế đứng;
  • Dây rau ngắn, quấn cổ nhiều vòng;
  • Lấy rau không đúng quy cách;
  • Đỡ đẻ không đúng cách.


Biến chứng băng huyết

Chảy máu nhiều làm phụ nữ suy nhược, rất dễ bị hậu sản. Nếu lượng máu chảy mất kiểm soát sẽ dẫn đến tử vong.

Xử lý băng huyết sau sinh

Sản phụ xuất huyết sau sinh cần phải được cấp cứu ngay. Trong thời gian đó, sản phụ nên được xoa bóp tại chỗ khu vực tử cung, co chân lên cao ngang ngực, hỗ trợ thở bằng mặt nạ dưỡng khí. Các bác sĩ sau đó có thể dùng thuốc, phẫu thuật nội soi hoặc cắt tử cung là biện pháp cuối cùng.

Băng huyết sau sinh mặc dù nghiêm trọng nhưng nếu nhanh chóng được xử lý đúng thì bệnh nhân có thể hồi phục hoàn toàn.

Phòng ngừa xuất huyết sau sinh

 Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, sản phụ và người nhà cần tuân thủ các nguyên tắc:

-Theo dõi thai sản định kỳ, đúng hẹn ở bệnh viện có chuyên khoa sản.

-Thực hiện làm các xét nghiệm, siêu âm để tầm soát dị tật và các bất thường nếu có.

-Không nên tự ý dùng thuốc phá thai, nạo thai tại nhà hay những cơ sở không đạt tiêu chuẩn.

-Có chế độ dinh dưỡng đúng, đủ. Bổ sung canxi, sắt aci folic để ngăn ngừa thiếu máu thiếu sắt.

Rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi…

-Chăm sóc tốt về thể chất và tinh thần cho thai phụ. Lựa chọn cơ sở hỗ trợ sinh con với đầy đủ thiết bị y tế và đội ngũ bác sĩ có đủ chuyên môn để xử lý những tình huống xấu nhất.


Chăm sóc sau sinh là một quá trình liên tục, toàn diện cho cả mẹ và bé, kể cả sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ đều cần thời gian phục hồi để đảm bảo không có biến chứng sau sinh xảy ra. Băng huyết sau sinh là bệnh lý nguy hiểm cần sớm được thăm khám, điều trị, nếu không được cấp cứu kịp thời người mẹ sẽ bị mất máu, nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.


#tuanlecheckin

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
5
1

1 bình luận

Tình huống nào cũng có thể xảy ra khi sinh và sau sinh nên các mẹ chú ý, đọc để biết và có thêm kiến thức cho mình nè

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo