Mọc mụn nước ở đầu ti ở giai đoạn đang cho con bú

Chào bác sĩ ạ. Tự nhiên 2 hôm nay e bị mọc mụn nước ở đầu ti không biết nguyên nhân là do đâu? E đang cho con bú khoảng 2 ngày gần đây thì bị. Bình thường bé bú bình. E đang cho bé tập ti mẹ lại thì bị mọc mấy cái mụn nước ở đâu ti bây giờ hút sữa không ra em phải làm sao ạ bác sĩ

Cảnh báo: Hình ảnh sau đây có thể gây khó chịu cho một số người xem. Bạn nên cân nhắc trước khi xem.
Mọc mụn nước ở đầu ti ở giai đoạn đang cho con búMọc mụn nước ở đầu ti ở giai đoạn đang cho con bú
Mọc mụn nước ở đầu ti ở giai đoạn đang cho con búMọc mụn nước ở đầu ti ở giai đoạn đang cho con bú

3 bình luận

Nguyên nhân có thể:

Tắc tia sữa dạng mụn nước (milk blister) – sữa bị kẹt lại dưới da đầu ti, gây mụn nhỏ trắng hoặc trong, khiến sữa không ra.

Bé ngậm sai khớp bú – gây ma sát mạnh, làm trầy hoặc tạo mụn nước.

Nhiễm nấm nhẹ – nếu mụn nước đỏ, rát, lan ra xung quanh (thường gặp khi bé bú mẹ sau thời gian bú bình).

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Mình nghĩ nên cần bổ sung thực phẩm mát cho cơ thể

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Chào bạn! Theo như thông tin và hình ảnh bạn cung cấp, có một số khả năng khiến bạn bị mụn nước ở đầu ti khi đang cho con bú, đặc biệt là khi mới tập cho bé bú trực tiếp lại sau khi bú bình:

  • Tắc tia sữa/mụn sữa : thường là do sữa bị tắc lại ở ống dẫn sữa gần đầu ti, do sữa về không hút kịp bị ứ đọng, do các tuyến sữa chưa co bóp phù hợp gây tắc tia. Thường cảm giác bầu ngực căng cứng hoặc đau tức
  • Bé ngậm bắt ti chưa đúng cách : do bé mới tập bú nên chưa ngậm và bú đúng khớp ti có thể khiến đầu ti bị tổn thương, dẫn đến phồng rộp, mụn nước, nứt ti.

- Viêm tuyến sữa nhẹ hoặc kích ứng da đầu ti : có thể do ma sát, vệ sinh không phù hợp, hoặc sữa bị ứ đọng lâu không hút ra.

Vậy bạn có thể áp dụng các biện pháp sau để giúp cải thiện tổn thương tại núm ti như sau :

  • Chườm ấm đầu ti trước khi hút sữa: dùng khăn ấm đắp khoảng 10–15 phút, giúp giãn ống dẫn sữa và làm dịu đau.
  • Massage nhẹ nhàng quanh quầng ti và bầu ngực: xoa bóp theo hướng từ ngực ra đầu ti để hỗ trợ thông tia sữa.
  • Không nặn hay bóp mụn nước bằng tay: tránh nhiễm trùng hoặc làm tổn thương vùng ti thêm.
  • Thử hút sữa lại và cho con bú sau khi chườm ấm và massage
  • Giữ vệ sinh vùng ngực sạch sẽ: dùng nước ấm và khăn sạch lau nhẹ sau mỗi lần bé bú hoặc hút sữa.

Nếu sau khi đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện hoặc có các triệu chứng như mụn nước to, gây đau nhiều, có dấu hiệu viêm (đỏ, nóng, chảy mủ), sốt kèm đau tức bầu ngực. Xin thông tin đến mẹ. Thân chào!

1 tháng trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo