Mổ ruột thừa ở trẻ em

Bé nhà em 6tuổi mổ ruột thừa.vết mổ được 9 ngày.e theo dõi thấy vết mổ ở rốn vẫn còn hơi xưng tấy đỏ có sao không bs?

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
6
4
5

5 bình luận

Chào bạn,

Thông thường sau mổ ruột thừa sẽ có hẹn tái khám của bác sĩ ngoại đánh giá lại tình trạng vết mổ. Nếu bạn chưa đi tái khám thì nên tái khám kiểm tra. Nếu đã tái khám và hiện tại vết mổ chỉ sưng nhẹ, không chảy dịch, không đau nhiều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt vận động của trẻ, trẻ vẫn ăn chơi bình thường, không sốt, bạn có thể theo dõi thêm. Nếu tình trạng không cải thiện, nên đưa trẻ đi khám.


Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mới 9 ngày thì chưa lành đâu, nhưng mẹ cứ cho bé đi kiểm tra nếu cảm thấy không yên tâm

2 năm trước
Thích
Trả lời

bạn cho bé đi tái khám để bs kiểm tra cho chắc nha

2 năm trước
Thích
Trả lời

Theo dõi nếu không yên tâm thì hỏi bác sĩ thăm khám trực tiếp kiểm tra tình trạng vết mổ mới chính xác mom à

2 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Vết mổ sau khi phẫu thuật mổ ruột thừa ở trẻ em thường sẽ có một số biểu hiện như đỏ, sưng và đau. Tuy nhiên, sau 9 ngày vết mổ vẫn còn hơi sưng và đỏ thì có thể là do quá trình phục hồi của cơ thể trẻ em chưa hoàn toàn. Bạn không cần quá lo lắng vì điều này thường xảy ra và sẽ dần dần giảm đi trong vài tuần tiếp theo. Tuy nhiên, nếu vết mổ bị nhiễm trùng, có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng, nôn mửa, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.:

Ngoài ra, để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật, bạn nên tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết mổ, hạn chế cho trẻ hoạt động mạnh, tắm với sức nước mạnh trong vài tuần, và cho trẻ uống thuốc giảm đau được kê đơn. Bạn cũng nên cho trẻ uống nước ép trái cây, rau xanh để giúp ngăn ngừa táo bón và giúp cơ thể trẻ phục hồi nhanh chóng hơn.

Hy vọng câu trả lời của mình giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng vết mổ sau phẫu thuật mổ ruột thừa ở trẻ em. Nếu bạn còn thắc mắc gì khác, hãy tiếp tục đặt câu hỏi.

2 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo