Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng đáng thử ngay lập tức
Đôi khi chỉ vì do vô ý mà khi đang ăn chúng ta có thể bị thức ăn mắc ở cổ họng. Vậy bị mắc thức ăn trong cổ họng phải làm sao để nhanh khỏi? Cùng mình xem các mẹo chữa thức ăn mắc ở cổ họng dưới đây nhé.
1. Sơ cứu tại nhà
Ngay khi bị mắc thức ăn trong cổ họng, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sơ cứu tại nhà như sau:
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực (áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi)
- Vỗ lưng: Đặt người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra ở phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc ngang theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu ở tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi dùng tay vỗ 5 lần với lực vừa phải vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa thoát ra được thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
- Ép ngực: Lật đứa trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối của hai núm vú 5 lần, ấn với lực ấn vừa phải.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ từ 1 – 8 tuổi)
- Vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ xuống, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, dùng 1 tay đỡ ngực, 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu thức ăn chưa ra thì tiếp tục dùng biện pháp ép bụng.
- Ép bụng: Cho trẻ ở tư thế đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm ở giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng của trẻ đột ngột 5 lần.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (áp dụng cho trẻ trên 8 tuổi và người lớn)
- Vỗ lưng: Cho người bệnh ở tư thế đứng, cúi đầu thấp và miệng há ra. Người sơ cứu đứng ở một bên nạn nhân, 1 tay đỡ ngực nạn nhân, 1 tay vỗ mạnh vào lưng 5 lần ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu thức ăn chưa được tống ra ngoài thì dùng biện pháp ép bụng.
- Biện pháp ép bụng thực hiện tương tự như trên.
2. Thăm khám bác sĩ
Khi bạn áp dụng các biện pháp sơ cứu như trên nhưng vẫn không lấy được thức ăn bị mắc ở họng ra ngoài, bạn nên thăm khám bác sĩ tai-mũi-họng ngay lập tức. Với các trường hợp này, bác sĩ sẽ áp dụng một số biện pháp như sau:
- Lấy thức ăn bị hóc qua nội soi bằng Kelly cong hoặc kềm Frankel sau khi đã gây tê tại chỗ.
- Với trường hợp thức ăn bị mắc nằm ở vị trí ở sâu, dụng cụ gắp khó tiếp cận, bệnh nhân không hợp tác với bác sĩ để gắp thì bác sĩ sẽ thực hiện lấy dị vật qua bằng cách mổ phanh. Bộ dụng cụ được sử dụng để gắp trong phòng mổ là bộ nội soi thanh quản treo.
1 bình luận
Mới nhất
Cảm ơn bạn chia sẻ kĩ năng sơ cứu này rất cần thiết vì nhà có trẻ nhỏ dễ bị lắm