🔥 Bài đăng hot nhất

Làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn gia đình và tâm lý của tuổi dậy thì?

Xin chào ạ, cháu là nữ 15 tuổi, là con cả trong gia đình. Vấn đề của cháu cần được giải quyết đó là mâu thuẫn gia đình, gần đây chỉ vì do em út cháu phá phách đồ dùng học tập trong phòng học tập cá nhân của cháu lúc cháu vắng, cháu đã xin mẹ cho cháu ở một phòng riêng, cháu cố cắng thuyết phục mẹ nhưng dường như cháu chỉ chọc tức mẹ và mẹ sắp đuổi cháu ra khỏi nhà, cháu không biết cháu sai ở đâu và cháu chỉ muốn rằng cháu cần sự giải thích rõ ràng từ mẹ chỉ nói rất sơ sài và không rõ ràng thế là cháu trốn tránh mẹ và mẹ cháu bơ cháu, cháu còn nghe mẹ cháu nói nếu chị em cháu không ở đây thì mẹ đã sống một cuộc sống yên ổn mà không bị suy nghĩ nhiều và cháu đã cho rằng chị em cháu là vật cản nên đã nhiều làn cháu đã tự làm đau chính mình, hiện tại nó vẫn là một rắc rối khá lớn đối với cháu.

Mong được hỗ trợ.

Xin cảm ơn ạ!

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
22
1
4

4 bình luận

Chào bạn! Mỗi người chúng ta đều trải qua những áp lực riêng nên khó có thể hiểu thay cho nhau. Cách tốt nhất để giải quyết mẫu thuẫn là bạn và mẹ bạn cần có cuộc nói chuyện với thái độ nhẹ nhàng cởi mở chịu khó lắng nghe nhau hơn. Hãy cho đối phương được nói ra những khó chịu những mong muốn cũng như giải bày lý do cho thái độ gắt gỏng kia. Bạn có thể giải thích cho mẹ hiểu tại sao bạn lại chọn xử lý như vậy, bạn đã cảm thấy như thế nào trong thời gian qua, có những rắc rối hay phiền toái nào khiến bạn mong muốn thay đổi. Và để cho cuộc nói chuyện có thể kiểm soát tốt hơn bạn hãy gợi ý cho đối phương được trả lời, có thể đặt câu hỏi tại sao mẹ không đồng ý, mẹ cảm thấy thế nào, có phải con đã hành động sai. Hãy nhớ thái độ rất quan trọng vì vậy hãy để cho đối phương có được cảm giác được lắng nghe được thấu hiểu bạn cũng sẽ nhận được thái độ đồng tình. Tuyệt đối đừng dùng lời lẽ hay sự phản đối quyết liệt nó chỉ làm cho mọi người muốn né tránh nhau rời xa nhau hơn. Chúc bạn và mẹ bạn sớm gỡ được nút thắt trong lòng và thực sự hiểu nhau hơn. Thân chào

1 tháng trước
Thích
Trả lời
1

Nói chuyện nhẹ nhàng với mẹ, có thể nhắn tin giải thích mọi chuyện và nói lên những mong muốn của bạn để mẹ hiểu. Cố gắng làm mẹ vui hơn. Có thể mẹ đang áp lực công việc tiền bạc nên cáu kỉnh.

1 tháng trước
Thích
Trả lời
1
@Van Thi

Mẹ cháu bơ cháu rồi, máy tuần nay không còn quan tâm cháu có thực sự tồn tại không, em cháu nói rằng mẹ càng ngày cứ thấy cháu là ngứa mắt, như mẹ muốn cháu biến mất để tránh bẩn mắt mẹ TT

1 tháng trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Chào cháu!

Trước hết, cháu hãy biết rằng những mâu thuẫn trong gia đình, đặc biệt là giữa chị em, là điều rất bình thường và có thể xảy ra ở bất kỳ gia đình nào. Điều quan trọng là cách mà chúng ta xử lý những mâu thuẫn đó.

  1. Giao tiếp với mẹ: Cháu có thể thử ngồi lại và nói chuyện với mẹ một cách bình tĩnh. Hãy chia sẻ cảm xúc của mình về việc em út đã làm hỏng đồ dùng học tập và cảm giác của cháu khi mẹ không hiểu rõ vấn đề. Hãy cố gắng lắng nghe mẹ và tìm hiểu lý do mẹ có những phản ứng như vậy.

  2. Tìm kiếm sự đồng cảm: Hãy cố gắng hiểu rằng mẹ cũng có những áp lực và cảm xúc riêng. Có thể mẹ đang cảm thấy mệt mỏi hoặc căng thẳng với nhiều vấn đề khác trong cuộc sống. Việc thể hiện sự đồng cảm với mẹ có thể giúp tạo ra một không khí thoải mái hơn để hai mẹ con có thể trò chuyện.

  3. Giải quyết vấn đề: Cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Có thể cháu và mẹ có thể thảo luận về việc tạo ra một không gian riêng cho cháu, hoặc tìm cách để em út không làm hỏng đồ dùng của cháu nữa. Việc cùng nhau tìm ra giải pháp sẽ giúp cả hai cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng.

  4. Chia sẻ cảm xúc: Nếu cháu cảm thấy khó khăn trong việc nói chuyện với mẹ, hãy thử chia sẻ cảm xúc của mình với một người bạn hoặc một người mà cháu tin tưởng. Điều này có thể giúp cháu cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

  5. Chăm sóc bản thân: Nếu cháu cảm thấy buồn hoặc có ý nghĩ tự làm đau bản thân, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn mà cháu tin tưởng, như giáo viên hoặc một chuyên gia tâm lý. Họ có thể giúp cháu vượt qua những cảm xúc khó khăn này.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng mọi mâu thuẫn đều có thể giải quyết được nếu chúng ta biết lắng nghe và tôn trọng nhau. Cháu không đơn độc trong việc này, và có rất nhiều người sẵn sàng giúp đỡ cháu.

Nếu cháu còn thắc mắc gì nữa, hãy cho tôi biết nhé!

1 tháng trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo