Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Khủng hoảng ngủ 4 tháng
Khủng hoảng ngủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng con bỗng nhiên thức dậy vào lúc nửa đêm, các đợt thức giấc cách nhau 1 đến 2 tiếng, trẻ thường xuyên cáu gắt và và khó ngủ vào ban ngày. Hiện tượng này bắt đầu khi con bắt đầu hình thành nề nếp sinh hoạt ổn định, có các giấc ngủ dài.
Ở giai đoạn khủng hoảng ngủ 4 tháng: Đây là cột mốc đầu tiên của thời điểm khủng hoảng ngủ trẻ sơ sinh. Đây là thời điểm bé sắp mọc răng nên bé có thể cáu gắt, khó ngủ. Nhịp sinh học của bé ở thời điểm này cũng đang trong giai đoạn hình thành và hoàn thiện.
Trước khi áp dụng các giải pháp giúp bé vượt qua giai đoạn khủng hoảng ngủ thì ba mẹ nên có tâm lý rằng đây là việc hết sức bình thường ở mỗi bé. Khủng hoảng ngủ ở trẻ thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Đó chỉ là tình trạng xáo trộn sinh lý bình thường trên tiến trình phát triển tự nhiên của trẻ. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của cha mẹ vì phải theo thời gian sinh hoạt của bé. Vì vậy, để vượt qua giai đoạn này một cách hiệu quả, mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
+ Hiểu đúng về khủng hoảng giấc ngủ
Nếu không hiểu đúng về khủng hoảng ngủ, các mẹ có thể lầm tưởng rằng con mình đói, con thiếu canxi. Khủng hoảng ngủ thường có thể kéo dài trong vòng một tuần đến một tháng hay kéo dài tận sáu đến tám tuần.
+ Không có cách nào để chấm dứt được cơn khủng hoảng ngủ mà đó chỉ là quá trình phát triển bình thường của bé. Mẹ hãy kiên nhẫn trong giai đoạn này và cho con thời gian để thích nghi với việc thức được nhiều hơn.
+ Điều chỉnh giấc ngủ linh hoạt
Phần lớn các em bé sẽ có lịch ngủ rơi vào khoảng ba giấc ở ban ngày và kép dài như vậy cho đến khi bé được khoảng bốn tháng tuổi. Khi bé lớn đến bốn tháng tuổi, bé có thể sẽ chống lại các giấc ngủ ngắn cuối ngày. Lúc này, mẹ có thể linh hoạt bỏ đi giấc ngủ cuối và cho con ngủ đêm sớm hơn.
+ Linh hoạt cho trẻ ngủ bù
Thời lượng ngủ trong một ngày rất quan trọng ở cả trẻ em và người lớn. Vì vậy, nếu mẹ quan sát thấy con ngủ không sâu giấc, hãy linh hoạt cho con ngủ bù ở ngày hôm sau. Mẹ có thể rút ngắn thời gian thức giữa các giấc ngày, cho con đi ngủ sớm hơn hoặc tăng thêm một giấc ngủ ngắn.
+ Sử dụng thiết bị hỗ trợ ngủ ngon cho trẻ
Để bé hợp tác và đi vào giấc ngủ dễ hơn, thay vì hát cho bé, mẹ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ ngủ ngon. Mẹ có thể tạo cho con một môi trường ngủ thoải mái và tách biệt với các nguyên nhân gây khó ngủ.
+ Mẹ có thể tạo phòng ngủ mát lạnh, kéo rèm chắn sáng, dùng tiếng ồn trắng hoặc các bài hát ru ngủ. Ngoài ra ti giả cũng là một trợ thủ đắc lực giúp con dễ ngủ hơn.
+ Tránh những thói quen xấu
Với việc con đến giai đoạn khủng hoảng ngủ, gia đình thường sẽ có xu hướng lo lắng và muốn làm mọi cách để con ngủ ngay. Tuy nhiên, cần tránh tạo các thói quen xấu bằng cách cho con ngủ ở bất cứ đâu thay vì ở phòng ngủ.
8 bình luận
Mới nhất
Giai đoạn khủng hoảng ngủ của bé mẹ cũng mất ngủ theo
Bé mình ngủ giờ giấc không ổn định mình phải theo bé suốt. Thấy mấy mẹ khác rèn con ngủ được thấy nể ghê
Mấy giai đoạn khủng hoảng là mẹ lại mệt gấp đôi
Sợ mấy cái giai đoạn khủng hoảng của anh bạn nhỏ ở nhà lắm luôn rồi
Từng trải qua giai đoạn này của con nè
Hồi bé mình cũng cứ tưởng con bị gì, cứ khóc mãi không chịu ngủ