🔥 Bài đăng hot nhất

Khi bé kén ăn quá mẹ phải làm thế nào?


Một chế độ ăn lành mạnh, đa dạng rất quan trọng cho cơ thể đang phát triển của trẻ nhỏ. Dù mẹ đã cố gắng chuẩn bị món ngon, bé vẫn từ chối mọi món ăn. Bé kén ăn như vậy, mẹ biết làm thế nào?🤓


Hiện tượng trẻ kén ăn


😋Vì sao trẻ kén ăn?


Bố mẹ đã quen với việc bé trung bình tăng 6.8kg trong năm đầu tiên. Từ 1-5 tuổi, bé chỉ tăng khoảng 1.8-2.3kg một năm làm bố mẹ cố ép bé ăn nhiều hơn mức cần thiết, lo lắng sợ bé ăn không đủ chất hoặc suy dinh dưỡng.🥺 Tuy nhiên, sau 1 tuổi, bé không phát triển nhanh nữa, trẻ cần ít calo hơn và có hiện tượng biếng ăn sinh lý.


Sẽ rất sai lầm nếu mẹ cố gắng bày mọi cách để có thể đút thật nhiều thìa thức ăn và nhét vào miệng trẻ.☹️ Sự thèm ăn của bé sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn và cần ăn nhiều hơn, thường là vào thời gian bé bắt đầu đi học mẫu giáo. Mẹ đừng quá lo lắng, mẹ thậm chí có thể sẽ ngạc nhiên về nhu cầu ăn của bé trong giai đoạn này đấy.😎


😋Lưu ý về cách xử lý trẻ kén ăn


Đầu tiên, mẹ phải có niềm tin với con.😊 Bộ não của bé đã được lập trình để đảm bảo rằng bé ăn đủ calo cần thiết cho cơ thể. Nếu bé đói, bé sẽ ăn. Nếu bé không thấy đói, bé sẽ không ăn bữa này và ăn tiếp vào bữa sau.


Mẹ không nên cho bé ăn vặt cả ngày vì bé có thể ăn nhiều đến nỗi không bao giờ cảm thấy đói.🥨 Đồ ăn vặt có kích thước nguy hiểm có thể gây nghẹt thở vì bé mới biết đi và trẻ mẫu giáo vẫn có nguy cơ bị nghẹn khi nhét một số thứ vào miệng.😮


Mẹ nên hạn chế lượng nước trái cây🧃 dưới 180ml mỗi ngày vì cho dù nước trái tốt cho sức khỏe, trong đó chứa nhiều đường tinh khiết và cung cấp nhiều calo cho trẻ. Sữa ít chất béo🥛 cũng cần được hạn chế dưới 480ml mỗi ngày vì cho dù sữa cung cấp calo như các thức ăn đặc, khi uống quá nhiều, bé sẽ no và không muốn ăn gì thêm.


Bố mẹ đừng nên quá khắt khe với bé và chỉ trích, ép con ăn làm bé căng thẳng mà hãy biến giờ ăn thành giờ dễ chịu, thoải mái, vui vẻ cùng với gia đình.👪😀


Cách xử lý trẻ kén ăn


😋Bữa ăn gia đình


Bố mẹ hãy cùng trẻ tận hưởng những bữa ăn gia đình một cách thường xuyên.👪 Không nên có những thiết bị điện tử📱 gây xao nhãng như tivi, Ipad vì quá tập trung xem làm ảnh hưởng đến tiêu hóa và giảm độ thèm ăn của bé.


😋Không ép trẻ ăn


Bé đang học cách lắng nghe cơ thể và lấy cảm giác đói để kích thích vị giác.😀 Cũng giống như người lớn, nếu bé đã ăn rất thịnh soạn vào bữa sáng, có thể bé sẽ kén ăn hơn một chút vào bữa trưa. Việc càng ép bé ăn hay phạt bé nếu bé không chịu ăn có thể khiến con chủ động không thích những món ăn mà con thích và phát triển tâm lý sợ ăn.😔


😋Không dụ trẻ bằng đồ ăn vặt


Nhiều bố mẹ có thể đã nghĩ ra cách dụ dỗ trẻ ăn bằng cách thưởng cho bé ăn đồ ăn vặt. Điều này có thể làm việc ăn uống trở thành công việc khó chịu và bé chỉ miễn cưỡng nuốt.🙅‍♀️


😋Đa dạng thực phẩm


Mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm lành mạnh, đặc biệt là rau🥬 và trái cây, các loại thực phẩm có hàm lượng protein cao như thịt🥩 và cá ít nhất 2 lần mỗi tuần. Mẹ có thể thử các loại thảo mộc và gia vị khác nhau vào bữa ăn để cho bé làm quen và khiến món ăn có vị hấp dẫn hơn.


😋Trang trí món ăn


Bé sẽ rất thích thử các món ăn được sắp xếp theo những cách bắt mắt, sáng tạo.🥙 Làm cho đồ ăn trông hấp dẫn bằng cách hình thú vui nhộn, nhiều màu sắc sẽ kích thích vị giác của bé hơn khiến bé không thể cưỡng lại.😋


😋Cho bé tham gia quá trình nấu ăn


Mẹ hãy để cho bé chọn loại trái cây hay rau🥕 cho hôm nay khi cùng nhau đi chợ. Cho bé tham gia một số công việc đơn giản như rửa rau, khuấy, đếm nguyên liệu.. dưới sự giám sát của mẹ sẽ làm bé hứng thú hơn với việc ăn uống hơn.😀


😋Cầu nối thực phẩm


Khi mẹ đã tìm ra một loại thức ăn bé thích, mẹ hãy giới thiệu cho bé các món khác có màu sắc, hương vị và kết cấu tương tự để mở rộng sự đa dạng trong những món trẻ sẽ ăn.😀 Ví dụ như bé thích khoai tây, mẹ dần dần có thể nấu món súp bí ngô hay cà rốt nghiền cho bé ăn thử.


😋Kết hợp thức ăn


Ban đầu mẹ hãy cho con thử những thức ăn lạ hoặc những hương vị mà bé không thích ăn kèm với những thức ăn quen thuộc. Ví dụ, kết hợp bông cải xanh🥦 có vị đắng với pho mát bào🧀 có vị mặn là sự kết hợp phổ biến cho các bé. Dù là sự kết hợp nào, mẹ luôn cần đảm bảo các yếu tố dinh dưỡng lysine, khoáng chất và vitamin như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B để bé luôn đầy đủ dưỡng chất.🙆‍♀️

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
5
1
1

1 bình luận

Các mẹ chú ý nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo