Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Hướng dẫn chăm sóc bé bị nổi mề đay các mẹ chú ý nhé!
Thời tiết chuyển mùa, khí hậu thay đổi đột ngột cộng với môi trường không khí ô nhiễm hoặc ăn phải thức ăn lạ 🍲 là những nguyên nhân chính của bệnh nổi mề đay ở trẻ. Bé thường sẽ rất ngứa ngáy khó chịu , gãi liên tục làm mề đay càng ngày càng lan rộng hơn.
Nguyên nhân của bệnh nổi mề đay ở trẻ
🐜 Nhiễm trùng do vi-rút côn trùng cắn
Côn trùng cắn có thể là một trong số những nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay, sưng tấy, ngứa ngáy, đau rát. Một số bé có có kèm theo các triệu chứng nôn mửa, khó thở, thở khò khè, mạch nhanh…🤕
🐟 Dị ứng thức ăn, đặc biệt là hải sản
Tình trạng dị ứng thức ăn, đặc biệt là hải sản (tôm, cua, cá…) thường xảy ra trong thời kỳ bé bắt đầu ăn dặm làm quen với những thức ăn mới. Lưu ý chỉ nên cho bé ăn thử trước một lượng nhỏ thôi.
🐶 Ký sinh trùng từ giun sán hoặc thú cưng
Hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên cũng rất dễ bị nhiễm các ký sinh trùng từ giun sán🦠 hoặc thú cưng gây nên tình trạng nổi mề đay ở da. Nên tẩy giun định kỳ cho bé và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những thú cưng trong nhà (chó, mèo…)
🌡️ Thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh cũng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay👶 Điều này lý giải vì sao thời điểm giao mùa (đặc biệt mùa đông) là giai đoạn bùng phát bệnh mề đay ở trẻ nhỏ mạnh mẽ.
👶 Cơ địa dị ứng
Những bé vốn đã có cơ địa dị ứng thì cũng rất dễ bị bệnh này. Bố mẹ cũng nên lưu ý hơn với để chăm sóc bé 🔍
Cách xử lý và chăm sóc bé bị nổi mề đay
👩⚕️ Đưa bé đến gặp các bác sĩ
Trong trường hợp da bé nổi mề đay đi kèm các phản ứng mạnh về hô hấp như ho, khó thở, thở khò khè😪 thì bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp các bác sĩ khoa nhi hoặc khoa da liễu dị ứng để có những biện pháp kịp thời.
Trường hợp bé chỉ có nổi mề đay thông thường thì bố mẹ cần quan sát 🔍 thật kỹ tình trạng của bé và có thể áp dụng những biện pháp sau để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
❄️ Chườm đá
Khi bị nổi mề đay, cơ thể bé thường ngứa ngáy khó chịu nên việc bố mẹ dùng khăn mềm bọc đá 🧼 hoặc dùng các loại túi chườm mát chườm nhẹ lên các vùng da mẩn ngứa hoặc tắm nước mát 🛁 sẽ giúp bé dễ chịu và giảm được những triệu chứng này. Lưu ý không nên làm quá lâu, chỉ cần 10p thôi là được.
👕 Mặc đồ rộng rãi mát, thoáng mát
Da bé cần được để thoáng khí hơn cũng như hạn chế sự cọ xát vào các nốt mề đay. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi mát, thoáng mát 💦 và giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẽ, mở cửa sổ để không gian thoáng đãng, không khí lưu thông🍃
🧴 Tránh sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ
Nên cho bé tắm bằng nước ấm và tránh sử dụng các loại mỹ phẩm, xà phòng tắm chà xát lên các nốt mề đay. Khi tắm cần massage nhẹ nhàng, không để trẻ ngâm nước quá lâu 💦
🌱 Sử dụng nha đam
Đặc tính kháng viêm tự nhiên và nguồn vitamin E dồi dào từ nha đam đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp này. Bố mẹ có thể giã nhuyễn rồi đắp thử lên vùng cổ tay của bé trước. Nếu sau khoảng nửa ngày mà bé vẫn ổn và làn da không bị kích ứng thì đồng nghĩa với việc nha đam an toàn dành cho bé 🥰
🥬 Sử dụng thảo dược dân gian
Điều này đã được Đông Y chứng minh từ rất lâu đời. Theo dân gian, khi bé bị nổi mề đay, bố mẹ có thể nấu nước lá khế, lá chè xanh, lá trầu không, lá cây sài đất… rồi pha loãng với nước mát và tắm cho con ☘️ Các bác sĩ cũng rất khuyến khích vì nước tắm từ thảo dược sẽ vừa lành tính và cũng hiệu quả cao. Tắm liên tục vài ngày sẽ thấy tình trạng mề đay thuyên giảm rõ rệt 🌈
💊 Sử dụng thuốc chữa nổi mề đay theo hướng dẫn bác sĩ
Nếu sau 1-2 ngày kể từ lúc phát hiện bé bị nổi mề đay mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đang chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế🏥 uy tín để thăm khám và can thiệp điều trị nếu cần thiết . Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc hay kem bôi da nào khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa 🥼
1 bình luận
Mới nhất
Bé bị mề đay thương lắm