🔥 Bài đăng hot nhất

Hiện tượng đầy bụng ở trẻ sơ sinh

Bé đầy bụng xuất hiện thường xuất hiện khi tình trạng dạ dày và ruột thừa bị thừa khí, làm cho bụng bị căng lên. Bố mẹ cần hiểu thêm về nguyên nhân, dấu hiệu của hiện tượng đầy bụng để có một chế độ ăn thích hợp và bảo vệ sức khỏe bé.


Nguyên nhân của hiện tượng đầy bụng là gì?


Hệ tiêu hóa yếu


Ruột của bé đang phát triển chưa hoàn thiện nên còn yếu. Các protein từ sữa mẹ hoặc có trong sữa công thức không được tiêu hóa hoàn toàn.🍼 Hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải, bé không tiêu hóa được đường lactose có trong sữa mẹ dẫn đến đầy bụng


Nuốt nhiều không khí khi bú


Không khí trong núm vú bình sữa tạo thành nhiều bọt khí khi pha và lắc làm bé nuốt nhiều không khí hơn. Nếu bé không ngậm vú mẹ tốt, bé cũng nuốt nhiều không khí trong khi bú dẫn đến tình trạng khó tiêu hóa và đầy bụng.🤱


Ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng của mẹ


Trong thời gian cho con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa của bé.🥣 Nếu mẹ ăn quá nhiều các loại rau củ khó tiêu như bắp cải, đậu, súp lơ, yến mạch, các thành phần trong đó sẽ đi vào sữa khiến bé bị đầy bụng và khó tiêu hóa.🍴


Dụng cụ uống sữa của bé không đảm bảo vệ sinh


Khi bình sữa hay núm vú của bé nhiễm khuẩn, vi khuẩn đi theo vào hệ tiêu hóa khi bé ngậm vú uống sữa.🍼 Hệ miễn dịch của bé chưa được phát triển hoàn thiện để chống lại hoàn toàn các vi khuẩn bên ngoài, dẫn đến tình trạng bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, đau bụng và đi ngoài.🥄


Dấu hiệu nhận biết hiện tượng đầy bụng


Bé thường xuyên ợ hơi


Ợ hơi là phản ứng tự nhiên cơ thể đẩy không khí tích tụ trong dạ dày ra ngoài.😩 Nếu bé liên tục ợ hơi, cơ thể bé dễ đẩy thức ăn ra ngoài vì bé bị đầy bụng.


Nôn trớ


Nôn trớ là hiện tượng rối loạn tiêu hóa rất dễ xảy ra. Đa số trường hợp bé bị nôn trớ đều đi kèm với ợ hơi sau mỗi lần bú xong.😫 Nguyên nhân bắt nguồn của tình trạng nôn trớ này có thể do bé không hợp với sữa công thức.


Chướng bụng


Khí thừa tích tụ trong ruột và dạ dày bé gia tăng áp lực lên cơ quan tiêu hóa, dẫn đến bé bị đầy bụng.😫 Nếu mẹ ăn đồ cay nóng, chất kích thích, quá nhiều đạm, đường, các chất chuyển hóa trong sữa mẹ đi vào cơ thể bé làm hệ tiêu hóa của bé không xử lý hết các chất dẫn đến hơi chướng bụng.🍲


Xì hơi liên tục


Bé 1 tháng tuổi thường xì hơi khoảng 15-20 lần trong 1 ngày. Nếu bé xì hơi thường xuyên hơn, nhiều khả năng bé bị đầy bụng, khó tiêu.😮‍💨


Khó ngủ


Bé bị đầy bụng thường rất khó chịu nên sẽ khó ngủ và quấy khóc nhiều hơn bình thường. Đôi lúc bé thức giấc nửa đêm vì khó chịu.😴


Các cách xử trí đầy hơi chướng bụng ở bé


Thường xuyên ợ hơi


Dù bé bú bình hoặc bú mẹ, bé vẫn rất dễ nuốt phải không khí từ bên ngoài. Ợ hơi giúp đẩy bọt khí ra khỏi bụng bé nhanh chóng.😮‍💨 Bố mẹ có thể nâng đỡ bé ợ hơi mà không cần đợi bé bú xong. Để bé ngồi thẳng đứng ở tư thế tựa bụng vào mẹ hoặc bế bé đứng sát vào tựa đầu vào vai mẹ.🤗


Nếu dường như bé không thể ợ hơi, để bé nằm ngửa một trong hai phút rồi bế bé lên và cho bé ợ hơi lần nữa. Thời gian nằm ngửa sẽ giúp đẩy hơi từ bụng bé ra ngoài giúp bé ợ dễ dàng hơn.🛏️


Massage bụng


Xoa bụng nhẹ nhàng giúp bé thư giãn và loại bỏ khí thừa ra ngoài. Cầm hai chân bé và từ từ di chuyển theo động tác đạp xe giúp bụng bé bớt khó chịu hơn và cũng làm bé phấn chấn hơn.💆 Mẹ cũng có thể đặt bé nằm sấp trên đùi, xoa lưng nhẹ nhàng cho bé giúp giải phóng áp suất dư thừa.


Cho bé bú đúng cách


Cho bé bú đúng cách không chỉ giúp bé bú được nhiều hơn mà còn ngăn cản khí dư thừa.🍼 Nếu bé bú bình, hãy nghiêng bình để toàn bộ núm vú chứa đầy sữa. Nếu bé bú mẹ, hãy chắc chắn rằng bé đã ngậm vú tốt.🥛


Kiểm tra bình sữa


Bố mẹ nên kiểm tra chất lượng bình sữa, chọn sản phẩm có khả năng giảm lượng khí thừa. Lỗ trên núm vú không được quá nhỏ hoặc quá lớn.🍼 Một lỗ quá nhỏ có xu hướng làm bé bực bội, không nuốt được nhiều sữa.


Lỗ quá lớn khiến sữa chảy quá nhanh, đẩy nhiều không khí vào bụng bé. Một số bình sữa thiết kế dạng cong, hoặc có lỗ thông hơi hay lớp lót phía dưới ngăn bọt khí hình thành và giữ núm vú không bị xẹp.🍼


Cho bé ăn với lượng nhỏ thường xuyên hơn


Bé có thể xử lý lượng nhỏ sữa trong nhiều lần bú hơn là một lượng lớn sữa cùng một lúc. Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của bé để bé có thời gian tiêu hóa và hấp thụ, tránh gây chướng bụng.🍲


Bổ sung men tiêu hóa


Nếu quản lý thói quen ăn hoặc chất lượng sữa gây ra chướng bụng không hiệu quả, mẹ nên tư vấn bác sĩ về thuốc giảm đầy hơi hoặc men tiêu hóa cho bé để giúp bé bớt khó chịu đường tiêu hóa.💊

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
12
2
3

3 bình luận

Cảm ơn bạn chia sẻ nội dung hữu ích

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cách khắc phục là hàng ngày mẹ mát xa bụng cho con nè

1 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn bạn chia sẻ, mẹ chú ý để cử lý nếu gặp trường hợp này nhé

1 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo