🔥 Bài đăng hot nhất

GIÁO DỤC CON VỀ SỰ KIÊN NHẪN? GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VÌ SAO VÀ LÀM THẾ NÀO?

Ngày nay, nếu bạn có dịp đi siêu thị, hẳn sẽ không thấy lạ lẫm với nhiều đứa trẻ giãy đành đạch để đòi ba mẹ mua món đồ mà chúng muốn. Hoặc ngay như bản thân mình đã có lúc vì con khóc nên phải tạm ngưng cuộc điện thoại quan trọng. Việc chăm sóc trẻ con đã được đưa vào ưu tiên hàng đầu ở hầu hết mỗi gia đình Việt Nam xung quanh ta. Ngay khi trẻ cần một vấn đề gì đó, chúng ta sẽ lập tức đáp ứng một cách không thể “khẩn cấp” hơn.

Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra đó là: “ Liệu điều đó có thực sự tốt cho trẻ ?”. Theo như mình tham khảo từ cuốn sách “Cha mẹ Pháp không đầu hàng”, trẻ em nên được giáo dục về sự chờ đợi vì điều đó sẽ giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng liên quan đến sự kiên nhẫn như khả năng đối đầu và xử lý khó khăn, đối mặt với cảm giác thất bại, bất lực và tuyệt vọng hay khả năng kiềm chế các ham muốn và ý thích nhất thời.

Từng là một đứa trẻ Việt Nam 100%, mình cũng lớn lên trong sự chiều chuộng và bao bọc thái quá từ gia đình. Điều đó quả thực đã cản trở việc rèn luyện sự kiên nhẫn của mình khi đứng trước những khó khăn thách thức. Hầu hết mình đều phải tự học hỏi va vấp ngoài trường đời. Do đó, mình cảm thấy việc giáo dục cho trẻ về sự chờ đợi là một khởi điểm hoàn hảo để rèn luyện tính kiên nhẫn ở trẻ.

Vậy làm thế nào để rèn luyện sự chờ đợi ở trẻ trước những tiếng khóc “oe oe” không phanh?

Cuốn sách cũng chỉ ra những giải pháp sau, và mình cũng sẽ chia sẻ trên kinh nghiệm cá nhân của mình:

Trao cho con nhiều cơ hội để rèn luyện về sự chờ đợi

Bí quyết để trẻ rèn luyện sự chờ đợi đó là sự phân tán chú ý của trẻ trong một hoàn cảnh nào đó. Ví dụ như, bé nhà mình tuy 6 tháng chưa biết nói chỉ biết khóc nhưng đã biết đòi bế hoặc đòi đi chơi mỗi khi chán. À, mình cũng chia sẻ thêm là bé nhà mình theo EASY 100% nên khi con khóc thì mình đã loại trừ khả năng do đói hoặc thay tã. Trong lúc quá bận rộn với công việc bếp núc, mình đã nảy ra ý tưởng phân tán sự chú ý của con bằng cách đặt con lên ghế ngồi ăn dặm. Đồng thời, mình đặt con ngồi ở hành lang thông qua bếp, tại đó con có thể quan sát mình đang làm gì. Nhờ đó, con chú tâm nhìn mình và thôi khóc đòi điều con đang muốn. Thỉnh thoảng, mình còn “múa may” hát hò để con không bị chán. Đó là cách mình đã dạy con về sự chờ đợi và nhờ đó mình cũng kết hợp nấu bếp làm vườn.

Mình tin là cho dù không có chiếc ghế ăn dặm, các mom cũng có thể sáng tạo cách hay ho hơn mình nữa, phải không nè? Mỗi chúng ta đều là “chuyên gia” trong vấn đề của cá nhân mừ 😉. Tùy điều kiện hoàn cảnh, các ba mẹ có thể linh động và cố gắng cho con nhiều cơ hội để “diễn tập” chờ đợi nha. Hãy tin tưởng rằng con sẽ làm được! 🥰

Áp dụng “nút chờ”

Bạn nào fan nhà “easy” chắc hẳn không xa lạ với “nút chờ” thần thánh này trong việc xử lý catnap của con. Mình giải thích thêm về catnap. Thông thường con sẽ có hai giấc ngủ nông và sâu. Thời gian catnap rơi vào giai đoạn ngủ nông của con. Do đó con sẽ dễ thức giấc lại sau khi đã được cho ngủ. Việc áp dụng “nút chờ” từ 2 - 5 phút tùy độ tuổi sẽ khuyến khích con tự ngủ thay vì ba/mẹ vào phòng dỗ con ngủ lại liền. Đây chẳng phải là cách chúng ta đang rèn luyện sự chờ đợi ở con đó ư?

Bé nào bước qua giai đoạn 6 tháng như bé nhà mình thì ba mẹ đều “vật vã” vì con sẽ giảm thời gian ngủ, chỉ ngủ trưa 2 tiếng. Chiến lược của mình đó là thời gian con mới thức thì bắt đầu cho ăn rồi hoạt động theo đúng trình tự Easy. Thời gian con hoạt động thì mình khuyến khích con tự chơi và tự khám phá. Dĩ nhiên, đến một thời điểm nào đó, con sẽ khóc đòi một cái gì đó. Thông thường, mình sẽ để con chờ từ 2 - 3 phút và lên tiếng “Tít ơi, mẹ ở đây. Con chờ mẹ một chút nhé”. Đến khi con khóc quá gắt, thì mình mới thỏa mãn nhu cầu của con.

Bí quyết xử lý những trận “ăn vạ”

He he, tất nhiên một đứa trẻ dù “có biết điều” thế nào, cũng có lúc giãy đành đạch ăn vạ. Giải pháp ở đây là gì? Chà, đến cha mẹ Pháp cũng cảm thấy bất lực trước tình huống này. Và giải pháp họ đưa ra đó là hãy để con tự kiểm soát cảm xúc của mình. Điều đó tức là họ sẽ không can thiệp để con TỰ CHỦ với hành động của mình và đồng thời họ cũng nhìn nhận sự việc với thái độ bình tĩnh, cảm thông nhưng nhất định không đầu hàng.

Theo như chị hàng xóm kế bên nhà mình, bé nhà chị cũng đã 3 tuổi. Có lúc mình ngồi chơi và thấy bé mếu máo ăn vạ gì đó. Rất bình tĩnh, chị hỏi “vì sao con khóc?” và cho con cơ hội giãi bày cảm xúc của mình. Sau khi đã được giải tỏa cảm xúc, nếu bé vẫn khóc, chị sẽ vỗ về và giả định trong người con có một nút “công tắc thần kỳ”, chỉ cần vặn nút thì con sẽ hết khóc. Cách trấn an này thực sự có hiệu quả.

Và cuối cùng, để con trẻ học được tính kiên nhẫn, bản thân cha mẹ cũng cần rèn luyện sự kiên nhẫn. Để con học và hiểu được một đức tính tốt là cả một sự nỗ lực của cha mẹ mỗi ngày giống như việc uốn nắn một cái cây non không phải “một sớm một chiều”. Mỗi khi từ bỏ, mình liền nghĩ nếu con hư thì sẽ hệ lụy thế nào không chỉ cho con mà cả mình và lại tiếp tục kiên trì trên hành trình nuôi dạy bé. Mình chúc ba mẹ sẽ áp dụng thành công những bí quyết trên và chia sẻ thêm ở comment suy nghĩ và những cách hay về dạy con để mình học hỏi với nha. Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết của mình.

#sưu tầm

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
8
6
4

4 bình luận

Tv bé nhà mình không có tính ăn vạ thế này, đưa bé đi siêu thị bé rất thích món đồ đó nhưng chỉ cầm lên xem và để lại xuống khi phải rời đi.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Vừa đúng lúc mình cần, bé mình cũng bắt đầu đòi mua này kia, không cho là ăn vạ. cảm ơn mom đã chia sẻ, mình sẽ áp dụng ngay.

2 năm trước
Thích
Trả lời

Hay quá mom à. Mình sẽ ghi lưu lại và áp dụng cho bé nhà mình trong thời gian sắp tới

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chia sẻ hữu ích và thiết thực quá ạ. Mình sẽ áp dụng cho bé ở nhà

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo