Em bé sơ sinh bị khò khè phải làm sao? Cách chữa trị nhanh chóng
Tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm khá phổ biến hiện nay, do hệ hô hấp của trẻ chưa hoàn chỉnh đường thở nhỏ. Nhiều bố mẹ lo lắng khi bé gặp phải tình trạng này không biết làm cách nào để khắc phục, nhưng vì bé còn quá nhỏ nên phụ huynh không muốn dùng thuốc điều trị.
Bố mẹ cần hiểu rõ tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm do nguyên nhân nào, từ đó tìm ra phương pháp điều trị phù hợp đem lại hiệu quả nhanh. Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Do trẻ bị viêm tiểu phế quản: Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới, gây ra tình trạng ho, thở khò khè ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ.
- Do trẻ bị dị ứng: Khi trẻ sơ sinh dị ứng phấn hoa, nấm mốc, viêm mũi dị ứng… Sẽ dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm kèm theo ho, hắt hơi, sổ mũi…
- Do trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản: Dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản làm cho bé thở khò khè, vặn mình khi ngủ.
- Do hen suyễn: Khi trẻ sơ sinh bị hen suyễn thường gặp tình trạng thở khò khè và ho nặng vào ban đêm, sau khi vận động mạnh.
- Do viêm phổi: Trẻ ho đột ngột, sốt cao, thở khò khè… Đây là những dấu hiệu cho thấy có thể trẻ đã bị viêm phổi.
- Nguyên nhân khác: Trẻ hóc dị vật, bị bệnh croup, ho gà, khói thuốc lá…
Ngày nay có nhiều mẹo dân gian chữa thở khò khè như có đờm cho trẻ, nhưng cha mẹ cần lưu ý để lựa chọn ra phương pháp phù hợp với độ tuổi cũng như tình trạng sức khoẻ của bé.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý: Biện pháp vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý cực hữu ích khi bé có đờm. Nước muối sinh lý có tác dụng giữ ẩm đường thở, làm loãng chất nhầy gây tắc nghẽn và giúp sát khuẩn vùng mũi miệng của trẻ.
Bù nước bằng cách tăng cường cho trẻ bú: Mẹo dân gian chữa tình trạng này hiệu quả cho trẻ 1 – 2 tháng tuổi chính là tăng cường cho bé bú. Việc này giúp bé bù nước, cung cấp chất lỏng làm loãng lượng dịch nhầy giúp đường thở thông thoáng. Khi trẻ được bú đúng cách, thường xuyên giúp tăng cường đề kháng.
Tạo độ ẩm không khí: Không khí khô có thể kích ứng niêm mạc hô hấp khiến trẻ thở khò khè như có đờm, thời điểm này bố mẹ cần làm ẩm không khí cho trẻ. Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong môi trường sinh hoạt của trẻ, cách này không chỉ dễ thực hiện mà còn giúp đường thở của trẻ thông thoáng hơn cũng như giảm bớt cảm giác khó chịu ở đường hô hấp.
Giữ ấm cho trẻ: Môi trường sạch và đường hô hấp của trẻ luôn ẩm là điều kiện để bé có hệ hô hấp khỏe mạnh. Thường xuyên dọn dẹp phòng, đồ chơi là cách để hạn chế nguy cơ bé tiếp xúc với những tác nhân gây bệnh.
Hạn chế hoá chất kích ứng: Thuốc xịt côn trùng, nước hoa, mùi thuốc tẩy… Đây có thể là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm.
Sử dụng thuốc: Trong trường hợp trẻ thở khò khè do bệnh lý, có thể sử dụng thuốc cho bé. Tuy nhiên cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, quý phụ huynh không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ.
Chữa khò khè cho bé bằng phương pháp dân gian: Những mẹo dân gian bố mẹ có thể tham khảo như
- Sử dụng gừng: Gừng như là vị thuốc hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe trong đó có cả thở khò khè. Mẹ trộn gừng với nước lựu, mật ong với tỷ lệ bằng nhau cho bé uống 2 – 3 lần một ngày sẽ giảm tình trạng thở khò khè.
- Sử dụng mật ong: Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, hỗ trợ sát khuẩn cũng như làm dịu đường thở. Mẹ pha mật ong cùng nước ấm cho trẻ uống 3 lần một ngày.
- Sử dụng chanh: Trong chanh chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cũng như ngăn ngừa tổn thương tế bào. Bố mẹ có thể kết hợp chanh và đường phèn hay mật ong để chữa cho trẻ.
Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bố mẹ bỏ túi được những thông tin giải đáp về trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm cũng như các cách khắc phục tình trạng thở khò khè này.
Bé sơ sinh bị khò khè thì đúng là nên vệ sinh mũi họng cho con
khò khè kèm ho thì tốt nhất các mẹ nên đưa con đi khám
Thông tin rất hay hữu ích với các mẹ
trước tiên phải tìm nguyên nhân vì sao bé bị khò khè nè