Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmĐÁNH THẬT ĐAU KHI TRẺ PHẠM LỖI CÓ GIÚP TRẺ NHẬN RA LỖI SAI VÀ NGOAN HƠN KHÔNG?
Chúng ta thường nghĩ rằng đánh, mắng là cách hiệu quả để trẻ nhận ra lỗi sai và sẽ nhớ cho những lần sau. Tuy nhiên, theo kết quả từ một nghiên cứu thuộc ĐH Amsterdam, Hà Lan. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng: trẻ dưới 12 tuổi chưa thể hiểu và nhận ra lỗi sai cho dù cha mẹ có cố giải thích, đánh, mắng, hoặc ép trẻ phải nhận lỗi. Khi nhìn đứa trẻ tội nghiệp, ríu rít nói "con xin lỗi mẹ" trong nước mắt và có lẽ dấu hằn 5 ngón tay trên khuôn mặt trẻ sẽ giúp trẻ nhớ và không tái phạm. Nhưng, thực ra trẻ vẫn sẽ tái phạm, cho dù bạn đã cố đánh trẻ thật đau để trẻ nhớ, thậm chí việc bắt trẻ nhận lỗi dù bằng vũ lực hay giải thích không làm trẻ cải thiện hành vi. Thậm chí vũ lực có thể gây nên những ảnh hưởng tâm lý lên trẻ hoặc phát triển các hành vi chống lại hay đối phó.
Vậy, làm sao để trẻ học cách nhận ra lỗi hay 1 hành vi trẻ đang làm là chưa đúng?
TRẺ DƯỚI 12 TUỔI HIỂU VỀ LỖI SAI NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ nhỏ không như người lớn chúng ta, trẻ thường không hiểu lỗi sai khi ai bảo "con đang làm sai" hoặc đánh mắng ép trẻ hiểu "con hư quá!". Cách hiệu quả nhất để não bộ trẻ trước 12 tuổi có thể hiểu đó là nhận thức về nguyên nhân - hệ quả.
Nếu hệ quả đi ngược lại điều mong muốn của trẻ hoặc không làm trẻ hứng thú hoặc không làm ai đó quan tâm, thì trẻ sẽ mặc định điều đó không được chấp nhận. Và lúc này, trẻ đủ thông minh để kết nối nguyên nhân - tức là hành vi trẻ đang làm- với hệ quả của nó. Đó là cách não trẻ hiểu về lỗi sai và dừng việc làm sai đó
Chúng ta nên biết rằng cách não bộ trẻ học ở giai đoạn nhỏ chỉ là dựa trên trải nghiệm và đó là thứ "ngôn ngữ" mà não bộ trẻ hiểu.
THỰC HÀNH ĐỂ TRẺ HỌC VỀ LỖI SAI VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI MỘT CÁCH TỰ NHIÊN
1. Đáp ứng của cha mẹ càng thống nhất trong cách xử lý trong hầu hết tình huống trẻ làm chưa đúng sẽ sớm tạo thành 1 nếp gấp trên não trẻ để trẻ hiểu "nguyên nhân- hệ quả".
2. Cách đưa ra hệ quả.
Đầu tiên: hệ quả cần đi đôi với 2 điều sau: không có ngoại lệ, không có khoang nhượng.
a. Hệ quả nhàm chán hoặc không được phép
Ví dụ: trẻ dùng cách la hét để gây chú ý cho mẹ ở nơi đông người, mẹ cho trẻ thấy hành vi la hét này "không được phép". Mẹ có thể làm như bỏ qua và không quan tâm đến hành vi của trẻ nếu hành vi đó không gây quá phiền phức. Nếu gây quá phiền phức, bạn chỉ nghiêm giọng nói " con đang làm ồn, mẹ không thích" và dừng quan tâm/đáp ứng với trẻ trong vài tiếng đếm thầm trước khi đáp ứng lại trẻ hoặc tiếp tục công việc bạn đang làm.
b. Hệ quả hứng thú hoặc được phép
Ví dụ: Khi trẻ làm tốt 1 việc gì đó, khen và khích lệ trẻ, nhưng lời khen nên nói đến nổ lực của trẻ.
Ví dụ: Bình thường trẻ xếp được 3 khúc gỗ chồng lên nhau, nhưng hôm nay trẻ xếp được 4 khúc gỗ, bạn nên khen "Bin giỏi quá, con đã xếp được 4 khúc gỗ rồi nè" và đánh tay high five nếu có thể. Tránh khen sáo rỗng như "Bin mẹ giỏi nè!"
Ví dụ: Tình huống khác cũng được gọi là hệ quả tích cực. Khi bạn cho thời gian hạn định 3 phút để trẻ lựa chọn 1 trong 2 món để mua, và trẻ chọn trong đúng thời gian cho phép thì hãy cho trẻ thấy "kết quả tích cực của bạn", đó là lời hứa và mua cho trẻ. Nếu trẻ cố kèo nài thêm dù đã chọn thì ngay lập tức hệ quả sẽ biến thành không được phép, nghĩa là "sẽ ra về mà không có món nào được mua".
3. Dạy trẻ hiểu về hành vi tốt từ những tình huống hằng ngày, chứ không phải chỉ lúc trẻ làm sai.
Nhiều cha mẹ thường chỉ giải thích hay nói cho trẻ nghe khi trẻ thể hiện một hành vi sai, nhưng nó không hiệu quả với trẻ dưới 12 tuổi. Cha mẹ nên dạy hành vi tốt những khi trò chuyện, khi chơi với trẻ, khi đọc sách và thậm chí là làm gương cho trẻ thấy. Các trải nghiệm này mới là cách não bộ trẻ học và hiểu để có thực hành hành vi tốt trong tương lai.
Note
Anna C. K. van Duijvenvoorde, et al. Crone. Evaluating the Negative or Valuing the Positive? Neural Mechanisms Supporting Feedback-Based Learning across Development. The Journal of Neuroscience,
-Tri Doan-
15 bình luận
Mới nhất
bạo lực k phải là cách hay, có thể ảnh hưởng tâm lí trẻ sau này
Việc dùng đòn roi để giáo huấn không phải là lựa chọn thông minh khi nuôi dạy con lắm đâu các mom ạ, vì thời đại này internet khá phát triển, các con cũng ít nhiều tiếp xúc được nhiều thứ trên mxh, và các con bây giờ khôn kinh khủng luôn đó, mình chỉ phạt và dùng lời nói chỉ các con cái nào đúng cái nào sai thì các con sẽ tự thay đổi thôi đó các mom ơi, nên không phải cái gì dùng roi cũng tốt đâu ạ
Ngày trước em còn bé ba mẹ hay dùng đòn roi để dạy dỗ, em chắc chắn là ai trong mỗi người chúng ta khi bé đều đã từng như vậy luôn ý, và đôi khi em cảm thấy may mắn vì nhờ những trận đòn đó mà em biết sợ mà không làm theo những việc sai trái đó nữa á, nên là theo em nghĩ là việc dùng đòn roi để giáo huấn không có đúng sai, nó có thể đúng hoặc là sai tuỳ theo quan điểm của mỗi người, quan trọng nhất là sau mỗi trận đòn thì mình nên dùng lời nói khuyên nhủ con mình như thế nào để nó biết được việc làm đó là đúng hay sai
Con mình được cái ngoan không bướng nhưng có chính kiến riêng dù mới 5 tuổi. Mình nhận thấy bé càng lớn sẽ càng biết nhiều nhận thức nhiều và việc dãy dỗ bé bố mẹ phải cập nhật kiến thức và cách dãy dỗ liên tục để theo kịp tốc độ phát triển của con. Mình ko phản đối việc dạy con bằng roi nhưng ở mức độ như thế nào là đúng thì cần suy xét.
Mình nghĩ khi bé không ngoan mẹ có thể dùng thước kẻ đánh vào tay con và chỉ cho con hiểu lỗi sai, và cho con biết tái phạm sẽ bị phạt. Việc doạ nạt lớn tiếng dù không đòn roi chưa chắc đã tốt bằng việc phạt ngay lúc con sai. Và chắc chắn các mẹ đều biết không phải lúc nào ba mẹ phân tích hay nói chuyện này kia là con sẽ nghe lời. Mỗi đứa mỗi tính ý
Các mẹ đã khi nào thấy bất lực vì con mà khóc chưa. mình có cháu trai sinh 2010 mà nói cháu không nghe còn cãi lại nói hỗn với mẹ
Con mình đang tuổi dậy thì tính khí dở dở ương ương, có lúc bướng bỉnh cãi lại bố mẹ, mê điện thoại, nói ngọt nhạt đủ kiểu mình nóng lên cũng đánh con vài roi. Thực sự đôi lúc thấy bất lực lắm
Đánh với phạt nó khác nhau, mấy bạn đừng có đánh đồng. Nhiều nhà người ta đánh mà nên người, còn nhiều người sử dụng lời nói mà sát thương còn hơn vậy nữa
Em có bà chị có đứa con 3-4-5 tuổi gì á cưng chiều quá không chỉ ra điểm đúng, điểm sai. Mẹ nó thường gửi về quê đưa bà ngoại nuôi. Bà ngoại nuôi cháu nó cũng vậy luôn, đúng thì chỉ khen sáo rỗng hoặc không quan tâm, còn mà sai thì chỉ nạt nạt vài câu rồi thôi, nên cháu nó cũng không biết là nó sai hay nó như nào. Giờ theo mình cảm nhận thì nó lì lắm, Nó chỉ biết cắm đầu vào xem điện thoại, khi bà nó lấy lại điện thoại là nó như điên lên đánh vào mặt vào người của ngoại nó. Nếu mà nó hư như vậy rồi, có dạy lại nó được không anh chị, em thấy nếu không đánh là không được, tại nó không biết sợ ai hết
Mình không đánh con hù dọa con thì con ko nghe lời, nhưng mình đánh nhẹ, ví dụ như kêu con đi ngủ sớm thì lại ko nghe lời phải cầm roi mây thì mới chịu nghe lời, ko muốn áp dụng phương pháp của ông bà xưa nhưng cũng phải làm huhu