Trong suốt thai kỳ, dây rốn là ống dẫn chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng từ mẹ sang bé. Tuy vậy,
... Xem thêmĐã thăm khám nhiều nơi nhưng Con vẫn gầy trơ xương
Thưa bác sĩ,
Con em năm nay 11 tuổi, cao 1m4, nặng 26kg, em đã cho con đi thăm khám dinh dưỡng nhiều nơi nhưng không hiệu quả, con đã được XN kiểm tra không bị nhiễm giun sán. (Con không hề ốm vặt)
Mặc dù con được ăn uống đầy đủ theo các biện pháp bổ sung dinh dưỡng, nhưng 4 năm nay tình trạng cân nặng này của con không hề cải thiện, về chiều cao thì trong 4 năm con chỉ tăng được có 2cm.
Xin bác sĩ chỉ giúp em nên làm gì hay thăm khám thêm ở đâu để có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của con và giúp con có 1 thể trạng tốt hơn.
Xin cám ơn.
4 bình luận
Mới nhất
Chào bạn, theo biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức y tế thế giới, cân nặng theo tuổi và BMI (chỉ số khối cơ thể) của trẻ là <-2SD, chiều cao theo tuổi là bình thường nên có thể kết luận trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp nhẹ.
Ngoài xét nghiệm giun sán, bé có thể cần phải kiểm tra thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá thiếu máu, lượng vi chất và điện giải, thành phần đường đạm mỡ trong máu ... để tìm nguyên nhân. Trẻ cũng cần kiểm tra vấn đề răng miệng, khả năng nhai nuốt.
Khó nuôi ăn là những trở ngại liên quan giữa người nuôi ăn và trẻ trong quá trình cho ăn, bao gồm cả những trẻ được nuôi dưỡng tốt và béo phì, thường xảy ra ở những giai đoạn cho ăn chuyển tiếp (bú mẹ sang bú bình, ăn dặm, tự ăn). Khó nuôi ăn được chia thành ba nhóm, gồm ăn ít, kén ăn và sợ ăn, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân do bệnh thực thể, hành vi, kiểu cho ăn của cha mẹ.
Có một số nguyên tắc nuôi ăn cơ bản như sau:
Cha mẹ sẽ quyết định ở đâu, khi nào, thực phẩm gì, còn trẻ sẽ quyết định lượng ăn. Cha mẹ đặt ra giới hạn, mô hình ăn thích hợp, mô tả tích cực về thức ăn, đáp ứng lại những dấu hiệu ăn của trẻ. Cha mẹ lên kế hoạch để gây ra sự thèm ăn, thưởng khi đạt được mục tiêu, không ép buộc trẻ.
Có nhiều yếu tố tác động đến việc tăng chiều cao của trẻ như chiều cao của cha mẹ, chế độ dinh dưỡng và vận động. Hiện tại chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ vẫn trong giới hạn bình thường. Nếu bạn lo lắng về chiều cao của trẻ, có thể khám thêm chuyên khoa nội tiết.
Trên đây là một số nguyên tắc chung về cách cho trẻ ăn, bạn có thể đưa bé khám dinh dưỡng để được tư vấn kĩ hơn về chế độ ăn hằng ngày và lượng sữa phù hợp với bé, cũng như đánh giá tổng trạng sức khỏe của trẻ (có rối loạn về vấn đề nhai nuốt hay tiêu hóa (bệnh lý kém hấp thu, táo bón ...), trước khi quyết định phương pháp điều trị phù hợp với trẻ.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.
Bạn cho bé đi Nhi Đồng chưa, đi khám bv lớn lại xem sao bạn, tình trạng của bé cũng bất thường vì 4 năm chỉ cao 2cm
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng gầy trơ xương và tăng chiều cao chậm ở con bạn có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, để đưa ra một chẩn đoán chính xác, cần phải thăm khám và kiểm tra kỹ hơn.:Đầu tiên, bạn nên đưa con đi thăm khám chuyên khoa nhi khoa để được kiểm tra sức khỏe tổng quát và xác định các chỉ số cơ bản như huyết áp, nhịp tim, và các xét nghiệm máu cơ bản. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng dinh dưỡng của con và đánh giá xem có bất kỳ vấn đề nào về hấp thụ chất dinh dưỡng hay chức năng tiêu hóa không.
Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa con đi thăm khám chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp và cung cấp các bổ sung dinh dưỡng nếu cần thiết. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ đánh giá chế độ ăn uống hiện tại của con và đề xuất các thay đổi cần thiết để tăng cân và phát triển chiều cao.
Ngoài ra, nếu sau các bước trên vẫn không có sự cải thiện, bạn có thể cân nhắc đưa con đi thăm khám chuyên khoa nội tiết học hoặc chuyên khoa tăng trưởng để kiểm tra các vấn đề liên quan đến hormone tăng trưởng.
Tuy nhiên, tôi không phải là bác sĩ và không thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Vì vậy, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp cho con bạn. Chúc con bạn sức khỏe tốt!
Chuyên mục liên quan