🔥 Bài đăng hot nhất

Công thức tính cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO

Với chung nỗi lo lắng khi nuôi con nhỏ, không biết mình nuôi con thế này đã đủ cân đủ chiều cao chưa? Hay con như thế này có còi không? Có béo phì không? Hôm nay mình xin chia sẻ với các mẹ công thức tính chuẩn cân nặng của bé để các mẹ có thể tự theo dõi được sự phát triển của con nhé.


1. Bé giảm cân sau khi sinh


Từ lúc mới chào đời, tất cả các bé đều giống nhau một điểm, đó là giảm cân sinh lý. Lí do chính là do việc giảm lượng nước trong cơ thể bé (vốn có trong cơ thể bé khi còn trong bụng mẹ), lượng nước này mất đi qua nước tiểu và phân su. Ngoài ra, do bé phải có thời gian làm quen với cách hấp thụ dinh dưỡng mới, theo đường từ ngoài vào chứ không thông qua nhau thai truyền từ mẹ sang như trước đây. Và nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, cơ thể bạn cũng cần thời gian để sản sinh ra sữa nữa. Nhiều em bé sụt cân đến 10% trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh và bé sẽ tăng cân trở lại sau 10 ngày tuổi.

2. Mốc phát triển cân nặng của một đứa trẻ sinh đủ tháng:


Bình thường cân nặng mới sinh của trẻ khoảng 3000 – 3500g, nếu bé có cân nặng <2500g, mà sinh đủ tháng thì là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, còn sinh thiếu tháng gọi là bé sinh non.


Tuần thứ nhất, bé có thể sụt cân sinh lí từ 5 – 10% cân nặng, từ tuần thứ 2 bé bắt đầu tăng cân nhanh.


Trung bình 3 tháng đầu, bé tăng từ 1000 – 1200g/tháng, từ 3 – 6 tháng tăng khoảng 600g/tháng, từ 6 – 12 tháng tăng 300 – 400g/tháng. Trên 1 tuổi đến 10 tuổi bé tăng trung bình 2 – 2,5 kg/năm.


3. Bạn có thể nhớ các mốc chính như sau:


10 – 14 ngày tuổi: Phục hồi cân nặng lúc sinh.


5 – 6 tháng tuổi: Gấp đôi cân nặng lúc sinh.


1 tuổi: Gấp ba cân nặng lúc sinh


Cách tốt nhất để xem bé có phát triển bình thường hay không, bạn đã cho bé ăn đủ chưa là phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bé, đặc biệt trong những tháng đầu đời.

4. Thời gian cân như thế nào?


Cân ít nhất 1 lần/tuần trong khoảng từ 6 – 8 tuần đầu tiên, sau đó có thể giảm xuống còn 1 -2 lần/tháng cho đến khi con được 4 tháng. Từ 5 tháng đến 2 tuổi, cho bé cân 1 lần/tháng. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ cần được theo dõi cân nặng mỗi tháng để biết cơ thể có phát triển tốt hay không. Bạn nên cân bé vào một ngày nhất định trong tháng (có thể chọn ngày bé chào đời) rồi vẽ ra “con đường sức khỏe” để tiện theo dõi. Để biết được cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa, bạn có thể tính cân nặng chuẩn của bé theo độ tuổi công thức sau đây:


5. Công thức tính cân nặng


Đối với bé trai:


X = 9,5kg + 2(N-1)


Trong đó: 9,5kg là cân nặng trung bình lúc 1 tuổi, 2 là số cân nặng tăng trung bình 1 năm, N là số tuổi. Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi, ta tính như sau X = 9,5kg + 2(3-1) = 13,5kg. Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13,5kg.


Theo tiêu chuẩn năm 2007 của WHO thì có khác một chút cách mẹ nhé


Công thức tính chiều cao, cân nặng của trẻ trên 1 tuổi:


Công thức tính cân nặng trẻ em:


Đối với bé gái:


X = 9kg + 2(N-1)


Trong đó: N là số năm.


Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi ta tính như sau:


X = 9kg + 2(3-1) = 13kg


Vậy cân nặng của trẻ 3 tuổi là 13kg.


Công thức tính chiều cao trẻ em:


Chiều cao mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.


6. Công thức tính chiều cao như sau:


X = 75 + 5(N-1)


Trong đó: N là số năm.


Ví dụ: Nếu con bạn 3 tuổi: X = 75 + 5(3-1) = 85 cm


Như vậy, một đứa trẻ đúng 3 tuổi, phát triển bình thường sẽ có cân nặng là 13kg và chiều cao là 85cm.


Những vấn đề về cân nặng của bé cần lưu ý


Trẻ không tăng cân trong 3 tháng liền, nhưng cân nặng vẫn ở trong giới hạn bình thường có ảnh hưởng gì không?


Trẻ tuy chưa bị suy dinh dưỡng nhưng 3 tháng liền không tăng cân có nghĩa là sự phát triển của trẻ đang bị ngừng lại. Đó là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hay ít tùy thuộc vào nuôi dưỡng và bệnh tật của trẻ.


7. Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé 0 – 5 tuổi


Chiều cao, cân nặng của bé đã đạt chuẩn hay chưa chính là một trong những câu hỏi mà các mẹ hay thắc mắc nhất. Vì vậy, nhằm giúp các mẹ luôn chủ động trong việc theo dõi sự phát triển của con, các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp bản tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé trong 5 năm đầu đời. Tài liệu này gồm 5 chỉ số về cân nặng: Suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, phát triển bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì và chỉ số chiều cao tối thiểu bé cần đạt.


Nếu có thể, các mẹ hãy in ra và dán ở nơi mình thường xuyên nhìn thấy nhé. Chúc chỉ số của các bé yêu sẽ luôn thật đẹp để các mẹ an lòng!


Công thức tính cân nặng của trẻ theo chuẩn WHOCông thức tính cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO
Công thức tính cân nặng của trẻ theo chuẩn WHOCông thức tính cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
347
3
4

4 bình luận

Cũng không quá phức tạp bạn ha

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Giọt Lệ Buồn

Dễ ah bạn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Cảm ơn mom đã chia sẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời
@Mẹ Ken

Mọi người cùng biết để chăm các bé tốt hơn nè

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo