Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêm[Cộng đồng hỏi - Bác sĩ trả lời] Bé sơ sinh thở khò khè, hắt xì hơi nhiều có sao không?
Bạn đọc hỏi:
Chào bác sĩ, cho em hỏi con em được hơn 1 tháng tuổi dạo gần đây bé thở khò khè hay hắt xì hơi nhiều có sao không ạ?
Bác sĩ trả lời:
Chào bạn,
Nếu có dịch mũi nhầy, khô, bạn có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Tương tự nằm nghiêng bên còn lại và nhỏ nước muối sinh lý ở lỗ mũi còn lại. Bạn nên kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú nếu có dịch mũi khiến trẻ khó thở hay khò khè, như vậy trẻ sẽ dễ bú tốt hơn. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút dịch mũi của trẻ. Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm. Nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân khác có thể gây khò khè là trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường, triệu chứng thường xuất hiện dưới 1 tuổi (với 85% nguyên nhân là sinh lý), do dạ dày nhỏ nằm ngang và cơ vòng thực quản ngăn sữa trào ngược từ dạ dày ngược lên thực quản hoạt động còn yếu. Triệu chứng rõ nhất khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi do trẻ bú sữa nhiều hơn, trẻ bắt đầu biết vặn vẹo lật trườn. Tuy nhiên, triệu chứng này thường cải thiện khi trẻ 6 tháng tuổi. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn nên lưu ý các vấn đề sau cho trẻ:
- Không cho trẻ bú quá nhiều trong một lần. Nên giảm lượng sữa mỗi cữ bú và tăng số lần bú để đảm bảo trẻ vẫn đủ lượng sữa cần thiết mà vẫn không ọc sữa sau bú.
- Sau khi bú, phải bế trẻ lên, giúp trẻ ợ hơi rồi mới cho trẻ nằm (kể cả bú mẹ).
- Trẻ bú mẹ, cần đảm bảo tư thế cho trẻ bú phải đúng và trẻ ngậm bắt vú tốt khi bú để tránh bú hơi vào. Nếu trẻ bú bình, nên để bình sữa nghiêng, sữa ngập núm vú, không để trẻ nuốt hơi trong bình quá nhiều. Không cho bé bú nằm kể cả bú cữ ban đêm.
Nếu dịch mũi nhiều và vẫn còn sau khi đã vệ sinh hoặc trẻ sốt, thở mệt, co lõm ngực, bỏ bú, ho... nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.
--------------------------------
Dành riêng cho thành viên cộng đồng: Bạn có thắc mắc muốn hỏi bác sĩ? Tạo câu hỏi miễn phí ngay TẠI ĐÂY (Bạn nhớ đăng nhập trước nhé)
1 bình luận
Mới nhất
Hi Bác Sĩ. Cho e hỏi bé nhà em dc 5 tháng tuổi phân đi có sợi đỏ. Bác sĩ coi hình em gửi qua xem như thế nào ah. Em cảm ơn