Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Con gái thức khuya có tác hại gì?
Thức khuya khiến thời lượng giấc ngủ bị thiếu hụt, đặc điểm chung của những người thiếu ngủ là sự mệt mỏi, ủ rũ, ngủ nhiều vào ban ngày gây ảnh hưởng công việc và mọi sinh hoạt trong đời sống. Cùng tìm hiểu con gái thức khuya có tác hại gì ngay dưới đây nhé!
Con gái thức khuya có tác hại gì?
1.Da bị lão hóa nhanh chóng
Thức khuya khiến cho hoạt động điều tiết của các tế bào da thay đổi thất thường. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của tế bào biểu bì. Tác hại của việc thức khuya đối với phụ nữ là làm cho da bị mất cân bằng độ ẩm, dẫn đến hư tổn, lão hóa.
Bên cạnh đó, thức khuya khiến nội tiết tố bị rối loạn, tiết ra nhiều chất nhờn, gây bít tắc lỗ chân lông dẫn đến nổi mụn.
2.Gây rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt
Trong lúc ngủ, cơ thể có nhiệm vụ bài tiết hormone cân bằng giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn nội tiết. Phụ nữ thường xuyên thức khuya sẽ khiến quá trình sản xuất hormone bị đảo lộn, dẫn đến thiếu hụt hoặc mất cân bằng hormone. Đây là nguyên nhân gây nên rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ tử cung ở phụ nữ.
Sự mất cân bằng nội tiết tố do thức khuya có thể khiến bạn mệt mỏi, bị hội chứng tiền kinh nguyệt, thậm chí mất kinh. Phụ nữ có thói quen thức khuya còn thường có những biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như:
• Máu ra ít hoặc ra nhiều hơn so với bình thường
• Máu có màu nâu, đen
• Đau bụng dữ dội
• Chóng mặt, mệt mỏi
3. Dễ mắc các bệnh về tim mạch
Khi thức khuya, cơ thể sẽ giải phóng ra cortisol. Đây là hormone làm tăng huyết áp. Theo nghiên cứu của bệnh viện Brigham and Women tại Boston, những người 1 ngày ngủ ít hơn 5 tiếng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người ngủ đủ giấc là 39%. Vì vậy, thức khuya là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.
4. Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Theo nghiên cứu, phụ nữ có thói quen thức khuya có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn với người ngủ đúng giờ gấp 1,5 lần. Thức khuya khiến hormone estrogen và progesterone bị mất cân bằng. Tình trạng này không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục mà còn tăng nguy cơ ung thư vú.
5.Tăng nguy cơ thừa cân, mắc bệnh béo phì và tiểu đường
Ban đêm là thời điểm hệ tiêu hóa cần phải nghỉ ngơi. Thức khuya khiến nhu cầu ăn uống của bạn tăng cao. Bạn sẽ dần hình thành thói quen ăn đêm do thức khuya. Thói quen này khiến lượng calo nạp vào cơ thể càng cao, gây tích tụ mỡ thừa, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Ngoài ra, thức khuya còn khiến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể bị rối loạn. Đây là một trong các tác hại của thức khuya khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao, dẫn đến nguy cơ thừa cân và tiểu đường.
6.Tiềm ẩn nguy cơ bị trầm cảm
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thức khuya thường có nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đúng giờ.
Thức khuya khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị rối loạn, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, phiền não, trầm cảm.
7. Khiến thị lực bị giảm sút
Thức khuya làm tăng lưu giữ chất lỏng xung quanh mắt, tạo nên quầng thâm, bọng mắt. Ngủ không đủ giấc còn khiến cho quá trình sản xuất nước mắt bị gián đoạn, gây nên tình trạng khô mắt.
Tình trạng mắt bị khô kéo dài sẽ dẫn đến đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa mắt hoặc đau nhức, mờ mắt.
Nếu thức khuya để làm việc, mắt của bạn sẽ thường xuyên phải tiếp xúc ánh sáng xanh của các thiết bị điện tử. Việc này yêu cầu mắt phải hoạt động và điều tiết nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tổn thương võng mạc, thoái hóa điểm vàng mắt, dẫn đến thị lực giảm sút nghiêm trọng.
8. Suy giảm trí nhớ
Ngủ là thời gian não bộ được thư giãn, nghỉ ngơi. Khi thức khuya, não bộ bạn phải tiếp tục làm việc. Thức khuya thường xuyên khiến não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ, dễ gây suy giảm trí nhớ.
9. Ảnh hưởng hoạt động của hệ tiêu hóa
Các vi khuẩn trong đường ruột có sự thay đổi rõ rệt giữa ngày và đêm. Thức khuya khiến số lượng vi khuẩn đường ruột mất cân bằng, dẫn đến bệnh về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Ngoài ra, thức khuya còn khiến dạ dày tăng tiết dịch axit gây viêm loét dạ dày.
Thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc trong dạ dày tái tạo và phục hồi. Khi thức khuya, các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu.
10. Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, đau đầu, mất tập trung và suy nhược cơ thể
Ngủ không đủ giấc khiến các dây thần kinh không được nghỉ ngơi, phải hoạt động ở cường độ cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất thăng bằng, xây xẩm và chóng mặt. Ngoài ra, thức khuya còn gây nên chứng đau đầu, đau nửa đầu, suy nhược cơ thể.
11. Tăng nguy cơ mắc các chứng rối loạn tâm thần
Thức khuya khiến tinh thần bị căng thẳng, dẫn đến chứng rối loạn tâm thần. Thức khuya lâu dần sẽ dẫn đến chứng mất ngủ. Vì vậy nhiều người sẽ có xu hướng tìm đến các loại thuốc ngủ, thuốc an thần. Điều này sẽ càng khiến chứng rối loạn tâm thần trầm trọng hơn.
12. Suy giảm hệ miễn dịch, một tác hại của thức khuya với phụ nữ
Ngủ đúng giờ giúp cơ thể có khoảng thời gian nhất định để tăng cường hệ miễn dịch. Hệ thống miễn dịch hoạt động mạnh mẽ nhất trong giai đoạn của giấc ngủ say.
Thức khuya khiến chất lượng của giấc ngủ không được đảm bảo dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch. Phụ nữ thức khuya thường xuyên sẽ dễ mắc các bệnh về hô hấp, sức khỏe bị ảnh hưởng.
Trên đây là chia sẻ "Con gái thức khuya có tác hại gì?" Bạn nên ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và có thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học để bảo vệ sức khỏe nhé!
❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!
2 bình luận
Mới nhất
cái đầu tiên thấy rõ là da xấu đó chị em
Nếu công việc phải thức khuya, cố gắng ngủ bù vào các ngày sau và duy trì thói quen ngủ đủ để phục hồi năng lượng