🆘Cha mẹ lưu ý! Những kĩ năng thoát hiểm cho trẻ khi gặp hỏa hoạn, cháy nổ 👇
Những vụ hỏa hoạn thường để lại hậu quả rất nặng nề, đặc biệt với trẻ em. Vì vậy, trẻ em cần được trang bị và thực hành những kỹ năng thoát hiểm để khi có cháy nổ xảy ra, dù không có người lớn bên cạnh, trẻ vẫn có khả năng tự bảo vệ mình. Hỏa hoạn là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nó lại là một nguy cơ luôn hiện hữu trong cuộc sống. Thời gian qua, có rất nhiều vụ hỏa hoạn lớn xảy ra và để lại hậu quả rất nặng nề. Ðã có những vụ cháy khiến cả gia đình thiệt mạng, trong đó không ít vụ nhiều trẻ em bị thương vong. Ðể thoát khỏi đám cháy an toàn, trẻ cần được trang bị những kỹ năng cần thiết sau:
- Đầu tiên, cha mẹ cần chỉ cho bé những chỗ thoát hiểm khi cần trong gia đình và nơi sinh sống quanh nhà mình. Với những gia đình sống tại chung cư, cần dạy con cách thoát hiểm bằng cách sử dụng cầu thang bộ và sử dụng công cụ báo cháy tại tòa nhà.
- Khi ngửi thấy có mùi khét và không có người lớn ở nhà thì cần phải báo cho những nhà bên cạnh giúp đỡ. Các con cũng cần nhớ số điện thoại của cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn là 114 để gọi ứng cứu.
- Đối với trường hợp cháy từ bên ngoài, khói từ phòng khác bay sang, cần dạy trẻ nhỏ tuyệt đối không được mở cửa phòng, phòng trường hợp khói bay vào gây ngạt khí. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ tử vong do ngạt khí từ đám cháy.
- Trong trường hợp lửa bắt đầu từ chính nhà mình, bố mẹ cần dạy trẻ cách bình tĩnh vì theo tâm lý lúc này trẻ rất hoang mang lo sợ và tìm chỗ trú. Khi trẻ tìm chỗ ẩn nấp thì việc cơ quan chức năng tìm kiếm rất khó khăn, mất thời gian và nguy hiểm. Khi có khói bay ra, cần lấy khăn có nước bịt lên miệng, mũi để giảm ngạt khói, khi di chuyển thì đi với tư thế khom hoặc hạ thấp người, bò sát mặt đất, men theo tường để tìm lối ra.
- Ngoài ra, cha mẹ cần phải hướng dẫn con cách sử dụng đồ điện trong nhà an toàn, tuyệt đối không được chơi đùa với những vật dụng dễ gây cháy nổ. Cha mẹ cần cho trẻ hiểu được sự nguy hiểm khi có hỏa hoạn xảy ra.
Việc trang bị kiến thức, kỹ năng phòng cháy chữa cháy giúp các con bình tĩnh khi gặp sự cố hỏa hoạn, từ đó giảm nguy cơ thương vong, tổn hại về sức khỏe và tinh thần đối với trẻ nhỏ.
Những kĩ năng thoát hiểm cho trẻ khi gặp hỏa hoạn, cháy nổ
Kỹ năng 1:
Đại đa số những người tử vong trong hỏa hoạn là do ngạt khói. Vì thế, hãy hướng dẫn trẻ di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất. Sử dụng khăn, chăn hoặc vải thấm nước bịt lên miệng, mũi. Nếu có thể hãy trùm chăn ướt lên mình rồi chạy nhanh xuyên qua lửa.
Kỹ năng 2:
Trong trường hợp quần áo bị cháy, ngay lập tức nằm xuống và lăn tròn người qua lại để dập tắt lửa. Hoặc khi người lớn ở bên cạnh, dùng chăn ướt trùm lên người trẻ để ngọn lửa nhanh chóng được dập tắt.
Kỹ năng 3:
Khi không thể thoát khỏi ra bên ngoài, hãy lấy vải ướt bịt chặt các khe cửa rồi chui xuống gầm giường và nằm sát xuống sàn nhà. Đây là khu vực nhân viên cứu hộ thường kiểm tra đầu tiên trong những trường hợp này.
Kỹ năng 4:
Dạy trẻ cách sử dụng bình chữa cháy (nếu trong gia đình có sẵn) để dập tắt những đám cháy nhỏ. Nếu đám cháy không thể dập tắt, hãy nhanh chóng chạy ngay lập tức ra ngoài rồi gọi cho nhân viên cứu hộ.
Lắp đặt thiết bị báo cháy, giúp ngăn chặn nguy cơ hỏa hoạn cao. Ngoài ra, lắp đặt dây thoát hiểm cũng rất cần thiết cho mỗi gia đình khi cần thoát hiểm an toàn, nhanh chóng.
Để tăng khả năng sống sót trong trường hợp cháy nổ ở nơi đông người, hỗn loạn, cha mẹ dạy trẻ không chạy ngược đám đông hoặc chèn ngang vì khả năng bị kẹt, bị dẫm đạp dẫn đến bị ngạt thở. Thay vì hùa theo đám đông, trẻ cần bình tĩnh, tinh mắt quan sát vị trí các biển báo exit dạ quang, bình phòng cháy chữa cháy để tìm ra lối thoát hiểm nhanh nhất. Tuyệt đối không được chần chừ, cố ở lại lấy đồ hay quay vào trong để tìm đồ, vì đám cháy sẽ bùng lớn rất nhanh.
Thực hành rất quan trọng
Mọi thứ sẽ chỉ là lý thuyết, câu chữ và trẻ sẽ quên nếu không được thực hành và hướng dẫn cụ thể. Hiện nay, các lớp dạy kỹ năng sống, kỹ năng thoát hiểm khi có cháy nổ xảy ra cho trẻ rất phổ biến. Cha mẹ hãy cho con tham gia để trẻ được diễn tập phòng cháy, chữa cháy. Chỉ khi được trực tiếp trải nghiệm, trẻ mới có thể ghi nhớ những việc mình phải làm khi cháy nổ xảy ra.
Các lớp học sẽ giúp trẻ có cơ hội cùng nhau tìm hiểu và trao đổi để biết được những trường hợp dễ xảy ra sự cố cháy nổ như cháy rừng, cháy nhà, cháy chung cư, nhà hàng… Qua đó, trẻ biết được nguyên nhân xảy ra sự cố cháy nổ như do đun nấu không cẩn thận, khí gas, do nghịch bật lửa, các thiết bị điện… và từ đó trẻ sẽ tự ý thức được phải cẩn thận khi sử dụng những đồ vật dễ gây cháy nổ như bật lửa, bếp ga hay đồ điện...
Nếu không có điều kiện cho con tham gia các lớp học kể trên, cha mẹ có thể tìm hiểu và hướng dẫn con thực hành kỹ năng thoát hiểm ngay tại nhà mình.
(Nguồn: Sức khỏe & Đời sống, Vì trẻ em,...)
Vụ cháy chung cư mini khiến ai cũng đau xót, và ba mẹ nào cũng đang lo phổ cập kĩ năng cho con,