Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmCách nhận biết lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh
Hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ không thể nói được hoặc giọng nói gặp phải nhiều vấn đề dù đã đến tuổi. Đây là trường hợp đáng lo ngại, có khả năng rất cao trẻ đã bị mắc dính thắng lưỡi. Vậy nên, việc nhận diện lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh rất quan trọng.
1. Lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh như thế nào?
Lưỡi là một bộ phận linh hoạt, đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ trên cơ thể người. Nhiều trường hợp không may sau khi sinh, lưỡi con không được bình thường, nhưng cha mẹ không phát hiện ra. Để phát hiện sớm và điều trị kịp thời, các bậc cha mẹ cần hiểu như thế nào là tình trạng lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh. Cụ thể như sau:
- Trẻ có thể đưa lưỡi dịch chuyển sang nhiều phía, cử động sang hai bên và dịch chuyển trên dưới.
- Lưỡi trẻ có hình chữ V nếu quấy khóc.
- Trẻ có thể đưa lưỡi chạm đến hàm trên.
- Lưỡi có thể được đưa ra ngoài so với hàm răng tối đa 2mm.
- Các cử động lưỡi không có gì khác thường, không ảnh hưởng tới hoạt động hàng ngày như bú mẹ.
Nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng lưỡi bất bình thường của con thì cần chú ý cho bé đi khám, bới rất có thể trẻ đang bị dính thắng lưỡi bẩm sinh. Đây là một dị tật bẩm sinh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của con sau này.
2. Tình trạng dính thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Để biết trẻ sơ sinh có đang bị dính thắng lưỡi hay không. Bạn cần nắm được một số thông tin cơ bản dưới đây:
2.1 Dính thắng lưỡi là gì?
Dính thắng lưỡi là tình trạng dải dây kéo dài từ đáy lưỡi lên đến sàn miệng bị ngắn. Tình trạng này khiến cho lưỡi hoạt động khó khăn trong việc dịch chuyển cũng như ăn uống. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ có 5% em bé sơ sinh được phát hiện ra bệnh sau một tháng đầu sinh ra. Đó là khi trẻ được mẹ đưa đi khám định kỳ theo tháng.
Các trường hợp còn lại thường được phát hiện trong vài tháng sau, khi quá trình phát triển của bé có dấu hiệu ngừng lại, bé gặp khó khăn trong quá trình bú và phát âm tiếng khóc.
Thắng lưỡi được chia thành bốn cấp độ khác nhau. Cụ thể:
- Mức độ nhẹ: Dải dây từ đáy lưỡi lên sàn miệng có độ dài khoảng 12 đến 16 mm.
- Mức độ trung bình: Dải dây từ đáy lưỡi lên sàn miệng có độ dài khoảng 8 đến 11 mm.
- Mức độ nặng: Chiều dài thắng lưỡi dao động được 3 đến 7 mm.
- Mức độ hoàn toàn: Đây là trường hợp nguy hiểm khi mà thắng lưỡi không thể tách biệt được. Chiều dài chỉ vỏn vẹn 3 mm hoặc ngắn hơn.
2.2 Dấu hiệu của trẻ bị dính thắng lưỡi
Dính thắng lưỡi thường được phát hiện sau khi kiểm tra định kỳ qua tháng đầu tiên. Nếu bậc cha mẹ bỏ qua bước này thì việc phát hiện bệnh dính thắng lưỡi ở trẻ có thể quan sát được qua những biểu hiện sau:
- Đầu lưỡi không thể dịch chuyển linh hoạt ra vị trí đầu môi, chúng trở nên vuông vức chứ không nhọn như lưỡi bình thường.
- Lưỡi có xu hướng thụt vào trong do chiều dài thắng lưỡi quá ngắn,
- Khi khuấy khóc lưỡi của trẻ có hình trái tim.
- Quá trình bú sữa mẹ gặp nhiều khó khăn, cản trở quá trình phát triển của bé.
- Các răng cửa thường bị thưa và nghiêng, để lộ rõ phần miệng bên trong.
Nhằm hạn chế các ảnh hưởng xấu đến con sau này, các bậc cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng bệnh của con. Một khi phát hiện tình trạng khác lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Như vậy, qua chia sẻ ở trên các bố mẹ đã biết cách nhận biết lưỡi bình thường của trẻ sơ sinh. Hy vọng mang đến nhiều giá trị hữu ích cho quý phụ huynh trong việc chăm sóc răng miệng cho con.
4 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bạn chia sẻ nhé
Cảm ơn bạn chia sẻ vấn đề các mẹ rất quan tâm
Từ khi còn bé nếu mẹ để ý trẻ khó mút sữa khó ti thì kiểm tra lưỡi có bình thường không
Mình cũng đang quan tâm vấn đề này. Cám ơn bạn đã chia sẻ