Con em 5 tháng mà ho suốt có uống siro mà chưa thấy đỡ, ho nhiều vậy có ảnh hưởng tới phổi không các mom? Làm sao để trẻ hết ho ạ.
CÁCH DẠY BÉ TẬP NÓI HIỆU QUẢ
Dạy bé từ 0 - 3 tháng tuổi:
Trong giai đoạn này, bé sơ sinh chủ yếu học hỏi qua lắng nghe lời bạn nói và cố gắng phát ra những âm thanh tương tự như vậy. Cho nên, các bạn nên dạy bé tập nói qua giọng của mình:
- Hát cho bé nghe, bạn cũng nên làm điều này từ khi bé còn trong bụng mẹ đấy!
- Trò chuyện với bé hoặc để bé quan sát bạn nói chuyện với người khác, đây là cách dạy bé tập nói hiệu quả và bé sẽ rất thích đấy!
- Cho bé không gian yên tĩnh để bập bẹ, vui chơi nhẹ nhàng với ba mẹ và người thân mà không có tiếng ồn từ các thiết bị khác.
Dạy bé từ 3 - 6 tháng tuổi:
Giai đoạn này, bé yêu đang học cách nói chuyện của mọi người xung quanh. Bố mẹ có thể dạy bé tập nói bằng những cách sau đây:
- Thường xuyên ôm con và cho bé nhìn vào mắt bạn
- Nói chuyện và cười với bé nhiều hơn
- Hãy bắt chước các âm thanh bập bẹ của bé
- Nếu bé đang cố phát ra âm thanh giống bạn, hãy nói lại từ đó cho bé
Dạy bé từ 6 - 9 tháng tuổi:
- Thời điểm này, bé sơ sinh đã có thể bập bẹ những âm thanh như “papa” hoặc “mama”. Bé sẽ cười khi nghe giọng nói vui vẻ và khóc hoặc không vui nếu nghe thấy giọng buồn bực, giận dữ. Bố mẹ nên:
- Chơi nhiều trò chơi cùng bé: peek-a-boo, chi chi chành chành và giúp bé di chuyển tay chân theo nhịp điệu
- Nói cho bé tên của những món đồ khi bạn chơi cùng bé
- Hãy cho bé nhìn vào gương và hỏi con “Đó là ai?” và hãy nói ra tên của bé
- Đặt cho bé những câu hỏi tìm đồ chơi trong nhà
Dạy bé từ 9 - 12 tháng tuổi:
Từ 9 - 12 tháng tuổi, bé sơ sinh đã có thể hiểu và nói được từ ngữ đơn giản. Ví dụ như khi bạn hỏi bé “Bố ở đâu?” bé sẽ đi tìm bố. Bé cũng có thể dùng những cử chỉ tay chân và cơ thể để biểu đạt điều mình muốn. Chẳng hạn như bé đưa cho bạn một hộp bánh như muốn nói “Con muốn ăn cái này”. Bố mẹ có thể dạy trẻ sơ sinh tập nói bằng những cụm từ “Bai bai”, “Chào ông, chào bà”, “Ạ…”, …
Dạy bé từ 12 - 15 tháng tuổi:
Trẻ sơ sinh bắt đầu dùng các từ ngữ phức tạp hơn để diễn tả một đối tượng. Bé cũng sẽ dễ dàng phân biệt và nhớ các đối tượng hơn nên bố mẹ nên áp dụng các cách sau để dạy bé tập nói:
- Nói tên những thứ bé sử dụng: “cái chén”, “búp bê”, “robot”,... để con có thể nhớ và gọi tên đồ vật chính xác
- Hỏi bé về những sự vật trong sách, truyện để bé có thể học gọi tên những thứ trong hình
- Hãy vỗ tay, tán dương khi bé gọi được tên của những món đồ bạn hỏi. Bạn cũng có thể bàn luận về điều gì đó như “Con có thấy bạn gấu bông đáng yêu không?”, “Nước trái cây này ngon quá nè”
- Hãy kiên nhẫn lắng nghe những gì bé nói và phản hồi tích cực
- Đặt câu hỏi về những việc hàng ngày như “Hôm nay con sẽ mặc chiếc áo nào?”, “Con muốn uống sữa dâu hay sữa đậu?”
- Xây dựng những câu dài hơn trên những gì bé nói, ví dụ bé nói “Váy”, bạn sẽ trả lời “Chiếc váy màu hồng của con đó!”
- Dựa trên những món đồ chơi và chơi trò đóng vai cùng bé: “Bạn gấu bông cũng muốn chơi cùng”, “Bạn búp bê muốn ngồi chung này”
Dạy bé từ 15 - 18 tháng tuổi:
Trẻ từ 15-18 tháng tuổi đã có thể sử dụng những cử chỉ và lời nói phức tạp hơn để giao tiếp với bạn. Bé có thể nắm tay bạn, dắt bạn đến giá sách, chỉ vào một cuốn sách và nói “sách” như muốn nói “Mẹ đọc sách đó cho con nghe". Cách dạy bé tập nói ở giai đoạn này như sau:
Trẻ từ 15 - 18 tháng tuổi đã có thể sử dụng những cử chỉ và lời nói phức tạp hơn để giao tiếp. Cách dạy bé tập nói ở giai đoạn này dành cho bố mẹ:
Hỏi bé “Mắt của con đâu?” rồi chỉ vào mắt của bạn.
Khi bé chỉ vào hoặc đưa cho bạn một món đồ nào. Bạn hãy nói về đối tượng đó, như “Cảm ơn con, cuốn sách màu vàng này đẹp quá”
3 bình luận
Mới nhất
Bé mình 30 tháng giờ mới tập nói , líu lo cả ngày . Mình rất lo lắng vì bé nói trễ . Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé .
Hay lắm bạn nè. Mình dạy bé qua các bài thơ ngắn về các con vật, các bài đồng dao ngay từ khi còn bé, mình đọc cho con nghe khi ru con ngủ và chơi với con, có thể là bé sẽ không phan ứng nhưng bé sẽ ghi nhớ khi nghe mẹ lặp đi lặp lại, đến tuổi biết nói bé sẽ có rất nhiều vốn từ và học nói rất nhanh
Mình cũng đang tập cho bé nói, nhưng bé ít hợp tác quá nè