Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmCách chữa trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là dấu hiệu bệnh lý thường gặp đường đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan hoặc viêm phế quản...Bố mẹ cần xử lý kịp thời giúp trẻ sạch đờm, hạn chế nguy cơ lan xuống đường hô hấp dưới và gây viêm phổi nặng.
1. Dấu hiệu trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là hiện tượng tăng tiết quá mức dịch nhầy ở đường hô hấp có thể do nhiều nguyên nhân (thay đổi thời tiết, nhiễm trùng, trào ngược…) khiến trẻ bị chảy mũi, ngạt mũi và có thể chảy xuống họng gây ứ đọng đờm nhiều trong cổ, khoang mũi nhưng trẻ không ho, không tống đờm ra ngoài được.
Khi trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho và không kèm theo bất thường khác về toàn trạng, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì không cần quá lo lắng. Trường hợp này thường là dịch đường tiêu hóa trào ngược do nôn trớ, đặc biệt ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang rất dễ nôn trớ.
Ngoài ra, bố mẹ có thể dựa vào màu sắc và mùi của đờm để xác định nguyên nhân và tình trạng của trẻ:
- Trẻ đờm màu trắng đục nghĩ tới nguy cơ viêm mũi, viêm họng cấp
- Trẻ đờm màu xanh đặc nghĩ tới viêm đường hô hấp do vi khuẩn.
- Trẻ đờm màu trắng đục giống mủ và hôi nghĩ tới viêm đường hô hấp mãn tính.
2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Đờm là chất nhầy được sinh ra để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp, nhưng khi việc sản sinh và tống xuất chất nhầy mất cân bằng làm ứ đọng, đờm nhiều ở cổ.
Trong 1 năm đầu sau sinh (đặc biệt trẻ sơ sinh), hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên trẻ dễ bị các yếu tố ảnh hưởng sức khỏe cơ thể đặc biệt hệ hô hấp. Cùng khả năng loại bỏ chất nhầy kém nên đờm nhiều trong khoang mũi, họng nhưng phản xạ ho, tống đờm ra ngoài bị ức chế làm trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho.
Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây cản trở hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bố mẹ có thể nghĩ tới một số nguyên nhân phổ biến như:
- Do sự thay đổi thời tiết, khí hậu đặc biệt khi chuyển lạnh. Đường hô hấp (đặc biệt phế quản và phổi) dễ bị tổn thương bởi các tác nhân bất lợi chưa kịp thích nghi sự thay đổi. Niêm mạc đường hô hấp tăng tiết nhiều đờm, ứ đọng nhưng không có phản xạ ho để tống ra ngoài.
- Khói thuốc do thói quen hút thuốc của người thân chăm sóc trẻ, hay lá hay hóa chất… từ môi trường xung quanh có thể gây tổn thương niêm mạc đường hô hấp, tăng tiết làm trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho nhiều.
- Do các tác nhân gây dị ứng ở trẻ, có thể gây tăng tiết dịch nhầy đường hô hấp, tăng ứ đọng đờm nhưng phản xạ ho tống đờm ra ngoài ức chế.
- Do chế độ ăn uống nhiều đồ lạnh, ít nước làm cổ họng dễ bị sưng, viêm, tổn thương và tăng tiết đờm ở cổ nhưng không ho.
- Hiện tượng trào ngược dịch acid dạ dày: Dịch nhầy chính là dịch dạ dày, trẻ có thể nôn trớ khiến dịch acid dạ dày trào ngược và làm tăng đờm nhớt ở cổ họng nhưng không ho. Khi thức ăn không tiêu hóa được gây trào ngược, nôn buồn nôn và tạo đờm nhiều ở cổ.
- Đặc biệt trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho có thể mắc bệnh lý về đường hô hấp vì giai đoạn sơ sinh, sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp như viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi: Trẻ tăng tiết dịch nhầy ở mũi, và có thể chảy xuống họng gây ứ đờm, viêm đường hô hấp dưới. Trẻ có thể kèm khó thở thở nhanh, gắng sức kết hợp cổ nhiều đờm nhưng không ho…
- Bệnh phổi mãn tính như viêm phế quản mãn tính, xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen phế quản…: quan sát trẻ thường có tiếng thở bất thường (khò khè, thở rít …) kết hợp tăng tiết đờm nhưng không ho.
Quan sát cẩn thận các dấu hiệu bất thường cùng toàn trạng trẻ, xác định các nguyên nhân làm trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong xử trí đờm cho bé. Bệnh lý phổ biến và không quá nguy hiểm nhưng bố mẹ cần chữa trị kịp thời giúp cho sự phát triển toàn diện của trẻ và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
3. 10 cách chữa trị trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho khá phổ biến, phần lớn không gây vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhưng khi đờm nhiều ở cổ mà không ho dẫn đến thở khò khè, ngủ không ngon giấc và có thể gây bú kém, khó thở. Bố mẹ nên quan sát kĩ tình trạng của trẻ và tìm hiểu kỹ lý do cũng như cách chữa trị ban đầu tiêu đờm hiệu quả cho trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không sử dụng thuốc nếu không có kê đơn, chỉ định của bác sĩ).
Bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp (có thể cùng lúc nhiều biện pháp) để mang lại hiệu quả tiêu đờm tốt nhất cho trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho.
Vệ sinh mũi cho trẻ
Bố mẹ có thể làm sạch mũi cho trẻ nhờ việc hút mũi bằng nước muối sinh lý hay rửa mũi bằng nước mũi sinh lý. Cách trị đờm này khiến cho trẻ không dễ chịu hay quấy khóc, bố mẹ nên thực hiện nhẹ nhàng và phối hợp cùng bé.
- Bước 1: Nhỏ vào mũi trẻ nước muối sinh lý cho trẻ (nồng độ 0,9%) để làm ẩm, lỏng các chất nhầy, đồng thời hút chất nhầy ra ngoài dễ dàng, đỡ đau hơn.
- Bước 2: Khi hút mũi, cho trẻ nằm nghiêng sang bên, một tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút và đưa đầu hút vào một bên mũi.
- Bước 3: Sau đó, dùng ngón tay ấn nhẹ vào cánh mũi còn lại, từ từ thả bóng ra. Lau sạch đầu hút và tương tự với bên còn lại.
Bố mẹ để ý các bước thật nhẹ nhàng, tránh làm trẻ đau và tổn thương niêm mạc mũi trẻ và có thể hút thêm nếu sau 5-10 phút trẻ vẫn còn khò khè, nhiều đờm ở cổ họng. Nhưng cần chú ý, không nên thực hiện cách trị cho trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho này quá 4 lần/ngày.
Vỗ lưng cho trẻ
Bố mẹ đặt trẻ đúng tư thế (có thể để trẻ trên đầu gối), khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ sẽ giúp phổi trẻ lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, tiêu đờm ứ đọng ở hệ hô hấp.
Chú ý chỉ nên vỗ nhẹ vào vùng phổi, tránh vỗ vào các vùng nhạy cảm dễ tổn thương hay các vùng như cột sống, dạ dày trẻ.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, nếu được đảm bảo đủ nước bằng cách như tăng số lượng bữa bú sữa mẹ hay sữa công thức thì đờm dễ loãng hơn và trẻ cũng dễ ho cũng như tan đờm, tống được chất nhầy trong cổ họng.
Bố mẹ cần đặc biệt để ý, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) cần được bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc sữa công thức nếu không có sữa mẹ. Vì vậy, không cho trẻ uống thêm gì khác (kể cả nước) nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ bú đúng cách
Cho trẻ bú đúng cách góp phần bổ sung đủ nhu cầu chất lỏng cơ thể trẻ và chữa trị cho trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho.
Mẹ cần đảm bảo cách cho trẻ bú đúng tư thế:
- Để đầu và thân trẻ nằm trên cùng một đường thẳng
- Áp sát bụng trẻ vào bụng mẹ;
- Bế trẻ sao cho mặt trẻ quay vào và đối diện với núm vú, mẹ cũng cần để ý đỡ mông trẻ
Tạo cho trẻ có cách ngậm bắt vú đúng:
- Để miệng trẻ mở rộng và ngậm hết quầng vú mẹ
- Đặt trẻ sao cho cằm chạm vào vú mẹ
- Để miệng trẻ sao cho quầng vú phía trên thấy nhiều hơn phía dưới.
- Trẻ ngậm hết núm vú
Loại bỏ tác nhân kích thích đường hô hấp
Khi trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho được, bố mẹ cần để ý và loại bỏ các tác nhân có thể kích thích đường hô hấp trẻ như: bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, hay khói thuốc lá, nấm mốc, tác nhân dị ứngở trẻ (đã được bác sĩ chẩn đoán).
Rèn luyện thói quen thường xuyên vệ sinh chăn, gối, đệm, quần áo của trẻ và các vật dụng khác trong nhà giúp giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương đường hô hấp trẻ.
Sử dụng máy tạo độ ẩm cho phòng của trẻ
Duy trì độ ẩm trong phòng hợp lý, sẽ giúp trẻ giữ độ ẩm cho đường hô hấp và góp phần làm tiêu đờm ở cổ họng.
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm
Sử dụng tinh dầu tràm có thể giúp điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, như mùi hương của tinh dầu giúp làm sạch không khí vào đường dẫn khí, làm tiêu chất nhầy và thông thoáng đường thở trẻ.
Nhưng bố mẹ cần để ý về loại và lượng tinh dầu cân nhắc sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (cần tham khảo ý kiến bác sĩ, ý kiến chuyên gia, hiểu kỹ rồi mới sử dụng).
Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh bằng tắc, chanh đào
Chữa trị trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho bằng tắc, chanh đào là những bài thuốc phổ biến cho trẻ (đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ).
Bài thuốc tắc chưng đường phèn: Bố mẹ chuẩn bị 2 – 3 quả tắc xanh, lọc hạt, chưng cách thủy cùng đường phèn trong 20 phút rồi lấy ra cho trẻ uống. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, và mỗi lần cho trẻ dùng 1 thìa nhỏ cafe.
Bài thuốc chanh đào: Bố mẹ có thể chế biến đa dạng chanh: chanh đào có thể chưng đường phèn, ngâm muối
Có thể chế biến như sau:
- Dùng khoảng 1 quả vắt lấy nước, bỏ hạt rồi cho vào chén.
- Cho thêm đường vào chén, nếm vị dễ uống cho bé. Sau đó để vào nồi cơm đến sôi thì đem ra.
- Để nguội và cho trẻ uống 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần khoảng 5ml.
Sử dụng hành tây và đường
Thực tế hành tây có khả năng sát khuẩn, vì vậy có thể làm các bài thuốc để điều trị các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, cảm cúm, ho có đờm, đầy bụng … hiệu quả. Bố mẹ lấy khoảng 10 củ nén, giã nhuyễn, sau đó cho thêm ít đường phèn, hấp cách thủy, lấy phần nước cô đặc và cho trẻ uống.
Giữ ấm cơ thể trẻ
Nếu trẻ không được giữ ấm, đảm bảo nhiệt độ hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi vi sinh vật có thể gây bệnh cho trẻ và đờm ứ đọng nhiều hơn. Vì vậy, bố mẹ nên giữ trẻ cơ thể luôn ấm, nhất là vào mùa đông khi thời tiết trở lạnh.
Thăm khám bác sĩ nhi khoa
Bên cạnh tìm hiểu cách chữa trị trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, bố mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa thường xuyên để kiểm tra và giải đáp thắc mắc các vấn đề sức khỏe trẻ.
Đặc biệt nếu tình trạng đờm ứ đọng nhiều, thường xuyên và bố mẹ xử lý tại nhà không hiệu quả cần cho trẻ khám bác sĩ ngay.
4. Khi nào trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho cần khám bác sĩ?
Bố mẹ cần để ý và cho trẻ được khám bác sĩ ngay nếu trẻ thường xuyên có đờm ở cổ, hay đã chữa trị nhiều cách tại nhà nhưng trẻ không cải thiện.
Cho trẻ khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu như:
- Trẻ đờm nhiều ở cổ, kèm nôn trớ nhiều, bú kém và ảnh hưởng đến sinh hoạt trẻ khiến bố mẹ vô cùng lo lắng
- Quan sát thấy đờm có màu, mùi bất thường như màu xanh lá cây, màu nâu, màu vàng và kèm theo mùi hôi
- Trẻ kèm theo sốt cao (nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ), li bì và có các dấu hiệu nhiễm trùng khác.
- Trẻ có dấu hiệu khó thở tăng lên (như thở nhanh, có sự gắng sức của các cơ hô hấp quan sát được qua lồng ngực, hay thậm chí trẻ tím tái tuanh môi đầu chi).
5.Bác sĩ mách mẹ cách chăm sóc sức khỏe phòng trẻ có đờm ở cổ?
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho rất phổ biến do hệ miễn dịch kém và đặc biệt nhạy cảm với thay đổi thời tiết (trời trở lạnh). Bệnh chủ yếu diễn biến lành tính, không biến chứng nghiêm trọng nếu bố mẹ chăm sóc đúng cách và hiệu quả.
Vì vậy, cùng bác sĩ chủ động phòng và bảo vệ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
- Tạo môi trường trong lành, đủ ẩm và ấm cho trẻ (chú ý không bật điều hòa, máy tạo độ ẩm thời gian dài trong phòng của trẻ). Hạn chế trẻ tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng (như lông chó mèo, môi trường nhiều bụi)
- Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc: Vì giấc ngủ đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ mỗi ngày tùy theo độ tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
- Vệ sinh sạch sẽ không gian xung quanh bé đặc biệt là những khu vực bé chơi hay sinh hoạt nhiều, các dụng cụ cá nhân xung quanh trẻ như ga, gối, chăn, đệm, rèm, thảm, bọc đệm …
- Vệ sinh cho bé thường xuyên sẽ giúp làm giảm lây nhiễm các vi khuẩn có hại cho bé và giúp cải thiện tình trạng trẻ bị viêm muic kéo dài.
- Chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ, hệ miễn dịch của trẻ giúp trẻ khỏe mạnh bằng cách cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ (bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng cách).
- Cần cho trẻ tiêm phòng đủ lịch, đúng mũi theo độ tuổi khuyến cáo của Bộ Y tế.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là dấu hiệu bệnh lý thường gặp đường đường hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm amidan hoặc viêm phế quản...Bố mẹ cần xử lý kịp thời giúp trẻ sạch đờm, hạn chế nguy cơ lan xuống đường hô hấp dưới và gây viêm phổi nặng.
5 bình luận
Mới nhất
Tặng e-voucher 50K, 100K mua sắm bỉm sữa cho con + Hỏi bác sĩ trực tuyến miễn phí chỉ có tại Cộng đồng Hello Bacsi => Hỏi bác sĩ ngay
>> Xem thêm: https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/be-0-1-tuoi/cham-soc-be/tre-so-sinh-co-dom-o-co-nhung-khong-ho/
hellobacsi.com
Bé khò khè là có đờm phải không ạ?
Em xem mấy clip bác sĩ vỗ đờm cho con mà ra nhiều cực luôn, giờ tham khảo cách này thì hay quá
Nhiều cách chữa hay quá, cảm ơn bạn chia sẻ