Cả nhà cho e hỏi, bé sơ sinh vàng da thời gian hết bị vàng lâu nhất là bao lâu vậy ạ, bé đã chiếu đèn trong viện được 4 ngày cho về nhà nhưng mấy n
... Xem thêmBú ít, quấy khóc và ngủ không sâu giấc
Bé nhà em được 3th25 gần 1 tuần nay bé ti ít kèm quấy khóc, ngủ ít và ngủ không sâu giấc thường thức giấc nhiều lần vào ban đêm. Bé có phải bị khủng hoảng giấc ngủ không ạ
7 bình luận
Mới nhất
Chào bạn! Bé bú ít có thể do nhiều nguyên nhân : bệnh lý đường tiêu hoá như rối loạn tiêu hoá / nhiễm khuẩn tiêu hoá, do bệnh lý đường hô hấp như nghẹt mũi/ khò khè/ tăng tiết đàm,… Bé quấy khóc và ngủ ít có thể do đói, do nóng nực, viêm da, thiếu vitamin D/ cani… Vì vậy bạn nên sớm đưa bé đi khám để bác sỹ thăm khám trực tiếp đánh giá đúng nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Khi đã loại trừ các nguyên nhân bệnh lý mới được nghỉ đến do tuần khủng hoảng nhé. Thân chào
cố gắng theo con thôi mom ơi, cố gắng nhẹ nhàng vỗ về con ạ
Kinh nghiệm của mình là tự thích nghi với tụi nó thôi. Cố lên mom
B thử 1 nắm đỗ đỏ,1 củ tỏi,3.lá trầu không,1 cành dâu. Để chỗ cao nhất trong phòng xem nhé. con mình ngày xưa cứ hay khóc đêm mình thử tự nhiên hết luôn với m kiểm tra xem bé có khó chịu chỗ nào k. có cho ăn uống gì lạ trước khi đi ngủ k. ngày có ngủ nhiều quá đêm k ngủ dc
Con nhà mình 1 thời. Cứ 11h đêm đến gần sáng. Đi khám thì ko bị gì cả. Riết rồi hết lúc nào ko biết.
có thể bé đang rơi vào tuần khủng hoảng
1. Khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ nhỏ: Bé 3 tháng 25 ngày có thể đang trải qua giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ, một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn này, trẻ thường có những thay đổi về tính nết, quấy khóc nhiều hơn, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Điều này có thể do sự phát triển nhanh chóng của bé, khiến bé cảm thấy không thoải mái và cần sự gần gũi từ cha mẹ.
2. Theo dõi tình trạng của bé: Bạn nên theo dõi tình trạng khóc đêm của bé. Nếu bé chỉ quấy khóc trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó tự ổn định lại, có thể bé chỉ đang trong quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn ngủ. Tuy nhiên, nếu bé khóc không ngừng, tỏ ra đau đớn, hoặc có những biểu hiện như nôn, ưỡn người, bỏ bú, hay khóc dai dẳng hơn 3 giờ, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám.
3. Cách xoa dịu bé khi khóc đêm: Khi bé đang ngủ và tự nhiên khóc thét lên, bạn có thể thử một số cách sau để xoa dịu bé:
4. Tình trạng khó ngủ kéo dài: Nếu tình trạng khó ngủ kéo dài nhiều đêm và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bé, bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống và thói quen ngủ của bé. Đảm bảo rằng bé được bú đủ sữa và không gặp khó khăn trong việc bú. Nếu bạn lo ngại về độ nhạy của sữa công thức hoặc cách cho bé bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng sự phát triển của trẻ nhỏ có thể có những giai đoạn khó khăn, nhưng với sự chăm sóc và theo dõi đúng cách, bé sẽ vượt qua giai đoạn này. Nếu bạn cảm thấy cần thêm sự hỗ trợ, đừng ngần ngại đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn. Nếu bạn có thêm câu hỏi nào khác, hãy cho tôi biết nhé!
Chuyên mục liên quan