Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt co giật?
Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng co giật các bậc cha mẹ cần giữ bình tĩnh và không nên sợ hãi. Có thể giúp trẻ bằng các bước sau:
Đặt trẻ nơi nằm xuống rộng rãi và an toàn.
Tư thế an toàn: Để bệnh nhân chân duỗi chân co, nghiêng sang một bên vì trẻ giật sẽ nôn, nếu thức ăn từ chất nôn lọt vào đường.
Nới lỏng áo ở quanh cổ, nếu có gối thì đặt gối dưới đầu trẻ.
Không nên cho bất cứ cái gì vào trong miệng hoặc cố gắng nạy răng của trẻ.
Không được đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kèm cơn co giật.
Nếu trẻ sốt, dùng hạ sốt đường hậu môn. Nhớ rằng dùng thuốc sau cùng vì thuốc tác dụng muộn nên phải làm bước 1 trước không tốn thời gian tìm thuốc. Khi cơn đã qua, trẻ có thể lú lẫn hoặc buồn ngủ và cần được sự che chở. Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ còn sốt.
Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám và xử trí kịp thời.
Cách hạ sốt cho trẻ
Đặt trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái để thông đường hô hấp, tránh các tư thế bất thường.
Cởi bỏ hết quần áo trẻ.
Lau mát khi trẻ sốt cao 39 độ C bằng cách đắp khăn ướt với nước ấm 36 - 37 độ C (nước dùng tắm bé) lên hai nách, hai bẹn và trán. Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Không nên dùng nước đá vì sẽ gây co mạch làm chậm trễ quá trình giải nhiệt.
Lau khoảng 15 - 30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt.
Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn: Nên dùng Paracetamol liều lượng 10-15mg/Kg/lần, có thể lập lại sau 4-6 giờ.
Điều trị nguyên nhân gây sốt.
2 bình luận
Mới nhất
cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
Cám ơn chia sẻ hữu ích của chị, nhưng em thấy hình như lau người cho bé lâu quá cũng ko tốt phải ko ạ