Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêmBỊ ONG RUỒI, ONG MẬT ĐỐT 1 NỐT CÓ NGUY HIỂM KHÔNG, CÓ SƯNG KHÔNG?
Bị ong ruồi, ong mật đốt 1 nốt có nguy hiểm không, có sưng không?
Ong là một loài côn trùng lành tính, nó không gây nguy hại cho người. Nhưng bản năng tự vệ của ong rất cao, nó sẽ trở nên rất hung hãn khi bạn gây nguy hiểm cho chúng. Nọc của ong thường rất độc, nhưng mỗi một loài ong sẽ có mỗi tác động và mức độ nguy hiểm khác nhau, thông thường thì những loài ong nuôi, ong mật hay ong ruồi sẽ ít nguy hiểm cho con người hơn là những loài ong kích thước lớn. Khi bị ong đốt, dù 1 hay 2 vết thì phản ứng đầu tiên của cơ thể vẫn là đau, nhức và vết đốt sẽ sưng tấy lên, nổi ban đỏ kèm theo ngứa.
Nọc độc của mỗi loài ong thường có những thành phần khác nhau nên mức độ nhiễm độc và gây dị ứng cho cơ thể cũng khác nhau. Đối với ong mật, ong ruồi thì nọc thường ít độc hơn, nếu chỉ bị đốt 1 đốt thì vết đốt sẽ sưng lên nhưng mức độ nguy hiểm ít, chỉ cần sơ cứu bằng cách rửa sạch vết ong đốt bằng xà phòng là được.
Nhưng nếu bị ong đốt ở những vị trí nhạy cảm chẳng hạn như ở vùng họng, vết đốt có thể gây sưng phù và khó thở quanh vùng họng, vì vậy phải đưa bệnh nhân đi khám ngay. Những vết ong đốt ở vùng mí mắt cũng sẽ gây tổn thương rất nặng cho mắt, có nhiều trường hợp còn dẫn đến hư hỏng đôi mắt.
Trong trường hợp bạn bị một đàn ong mật, ong ruồi cắn khi bạn chẳng may chạm vào tổ của chúng thì hoàn toàn không hề đơn giản, bạn phải nhanh chóng tìm cách ra khỏi “vòng vây” và đến ngay các trung tâm y tế đẻ được khám và điều trị đúng cách.
Làm gì khi bị ong ruồi, ong mật đốt?
Thông thường, vào những dịp cuối hè, đầu thu số lượng người bị ong đốt sẽ tăng lên. Vết ong đốt thường gây ra các triệu chứng nguy hiểm và có mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy loài. Nhưng khi bị ong đốt bạn cần phải biết cách sơ cứu để giảm bớt mức độ nguy hiểm, bạn có thể thực hiện sơ cứu theo các cách sau:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong.
- Đặt nạn nhân ở một chỗ và tránh cử động nhiều.
- Dùng nhíp gắp bỏ những nọc ong còn sót lại ra khỏi vết đốt ( tránh dùng tay nặn để lấy nọc vì có thể nhanh chóng làm vỡ các túi độc).
- Rửa vết đốt bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng đá lạnh để chườm lên vết đốt hoặc bôi vôi toi, đắp hành tươi hoặc dùng mật ong cũng sẽ làm dịu cơn đau.
- Có thể sử dụng thêm thuốc có chứa benzocaine để giảm đau, chống viêm.
- Nếu có các phản ứng, triệu chứng của sốc phản vệ phải nhanh chóng xử trí bằng cách cho bệnh nhân thở oxy (nếu khó thở). Sử dụng adrenalin và corticoide để tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch nếu mức độ nặng.
- Theo dõi diễn biến và tình trạng bệnh, nếu có những biểu hiện lạ hoặc bị ong đốt quá nhiều cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để điều trị.
6 bình luận
Mới nhất
Ko độc nhưng sẽ bị sưng lên
ong ruồi không độc đâu
Mình rất sợ ong luôn
Cảm ơn bạn chia sẻ
Cảm ơn bạn chia sẻ
ít nguy hiểm hơn ong vò vẽ, ong vò vẽ chíc là dễ tử vong lắm