🔥 Bài đăng hot nhất

Bệnh quai bị là gì? Hướng dẫn chẩn đoán bệnh quai bị

Quai bị là một loại bệnh khá phổ biến thường gặp ở nhiều lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Vậy Bệnh quai bị là gì? Triệu chứng của bệnh là gì? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh quai bị nhé.


1. Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virus quai bị (Mumps virus), thuộc nhóm Paramyxo virus gây ra. Virus quai bị có thể tồn tại khá lâu bên ngoài cơ thể (từ 30 - 60 ngày ở nhiệt độ từ 15 - 200 độ C).

Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp từ người bệnh sang người lành thông qua nước bọt, dịch tiết mũi họng chứa virus quai bị khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện,...


2. Những triệu chứng của bệnh quai bị

Bác sĩ chẩn đoán bệnh quai bị dựa vào triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất dịch tễ. Cụ thể như sau:

2.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh quai bị có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 2-3 tuần. Trong khoảng thời gian ủ bệnh, ban đầu người bệnh không có triệu chứng lâm sàng. Sau đó mới dần xuất hiện một số triệu chứng như

  • Sốt, sốt cao đột ngột
  • Khô miệng, chán ăn, buồn nôn
  • Đau vùng mang tai (trước nắp tai, mỏm xương chũm, góc hàm)
  • Một số trường hợp có thể xuất hiệu triệu chứng sưng bìu, đau tinh hoàn ở nam; viêm buồng trứng, sảy thai ở nữ.

Kết thúc giai đoạn ủ bệnh, người bệnh chuyển sang thời kỳ toàn phát. Theo đó các triệu chứng trở nên rõ ràng hơn:

  • Tuyến mang tai sưng đau ở một bên hoặc hai bên. Khối sưng nhỏ, làm mất rãnh sau góc hàm, đẩy dái tai ra trước làm khuôn mặt bị biến dạng.
  • Sờ vùng mang tai thấy cảm giác căng dạng “mật độ keo”.
  • Bệnh nhân khó khăn trong việc há miệng, nhai, nuốt.
  • Niêm mạc miệng bị khô, giảm tiết nước bọt.
  • Lỗ ống tuyến nước bọt mang tai (Stenon) sưng nề, đỏ, đôi khi có vết nhỏ viêm bầm tím xung quanh, có thể có mủ nếu bội nhiễm.

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Người bệnh nghi ngờ nhiễm bệnh quai bị sẽ được thực hiện xét nghiệm máu. Nếu thực sự có virus quai bị thì bạch cầu giảm, bạch cầu ái toan tăng.

2.3. Chẩn đoán phân biệt

Bệnh cạnh những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trên, để chắc chắn, bác sĩ sẽ căn cứ vào chẩn đoán phân biệt để xác định chính xác bệnh.

Quai bị thể nhẹ, viêm tuyến nước bọt rõ ràng: cần được phân biệt với các bệnh lý do nhiễm virus đường hô hấp trên


Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình được phân biệt với:

  • Viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ ở đầu ống tuyến nước bọt mang tai
  • Viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng
  • Viêm phì đại tuyến mang tai
  • Sỏi tuyến nước bọt mang tai

3. Biện pháp điều trị bệnh quai bị

Về nguyên tắc, bệnh quai bị là bệnh lý do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Người bệnh sẽ cố gắng nghỉ ngơi, hạn chế vận động, nâng cao thể trạng, chống bội nhiễm. Căn cứ vào các triệu chứng cụ thể của người bệnh, có thể tiến hành các biện pháp điều trị như:

  • Hạ sốt bằng cách dùng thuốc, chườm mát, bù nước...
  • Giảm đau tại nơi sưng
  • Hạn chế các loại thực phẩm cứng và thay bằng các thực phẩm mềm, dễ nhai nuốt
  • Người bệnh nghỉ ngơi thoải mái, vệ sinh răng miệng
  • Chỉ sử dụng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ khi có nghi ngờ bội nhiễm
  • Với các bệnh nhân nam có dấu hiệu viêm tinh hoàn hoặc bệnh nhân nữ có dấu hiệu viêm buồng trứng, cần nhập viện ngay để theo dõi chặt chẽ


Thông qua bài viết trên giúp bạn hiểu bệnh quai bị là gì, triệu chứng bệnh quai bị. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị bệnh quai bị. Vì vậy chúng ta cần chủ động tìm hiểu thông tin để phòng tránh, điều trị, hạn chế sớm nhất những biến chứng không mong muốn.

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
3

0 bình luận

Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo