Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmBé vò đầu bứt tai khi ngủ nguyên nhân do đâu?
Bé vò đầu bứt tai khi ngủ, ngọ nguậy khó chịu là tình trạng thường thấy ở nhiều bé. Vậy điều này có ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé không? Và cha mẹ có cần làm gì để khắc phục tình trạng này?
Hiện tượng bé vò đầu bứt tai khi ngủ
Hành vi và hiện tượng bé vò đầu bứt tai khi ngủ được coi là một hoạt động bình thường trong chu trình sinh học của cơ thể. Điều này xảy ra với hầu hết các bé từ 4-12 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu bé nhà bạn có những hành vi này thì chứng tỏ bé vẫn đang rất khỏe mạnh, ăn uống bình thường vậy nên bố mẹ bé không cần phải quá lo lắng hay sợ hãi về vấn đề này của con.
Bé vò đầu bứt tai khi ngủ nguyên nhân do đâu?
Bé có hành động vò đầu bứt tai trong giấc ngủ có rất nhiều nguyên nhân, hãy cùng tham khảo một số nguyên nhân dưới đây:
Bé buồn ngủ
Khi cơn buồn ngủ kéo đến khiến cho bé không còn tỉnh táo, tươi tỉnh như bình thường, bé cảm thấy khó chịu và cần một chỗ để nằm nên thường có hành động là vò đầu bứt tai.
Bé cảm thấy nóng
Không chỉ buồn ngủ mà nóng bé cũng cảm thấy trong người khó chịu, bứt rứt đặc biệt là vào mùa hè nóng nực thì hành động bé vò đầu bứt tai khi ngủ càng xảy ra thường xuyên hơn. Vậy nên bố mẹ hãy chú ý và luôn giữ cho bé nhà mình ở trạng thái mát mẻ nhất để bé cảm thấy thoải mái vui chơi.
Bé có ráy tai
Có nhiều ráy trong tai cũng khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vì thế bố mẹ cũng nhớ chú ý vệ sinh tai cho bé thường xuyên sạch sẽ để bé cảm thấy thoải mái nhất
Bé trong giai đoạn khám phá đôi tai
Dần lớn lên thì đôi tai của bé cũng sẽ phát triển, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 4- 12 tháng bé càng có khả năng tò mò khám phá vậy nên thường xuyên bứt tai.
Kích ứng từ xà bông tắm
Một nguyên nhân quan trọng nữa khiến bé vò đầu bứt tai là do kích ứng với xà bông. Có nhiều loại xà bông thường có chất kích thích mạnh chỉ nên dùng với người lớn thì bạn không nên dùng cho trẻ điều này dễ gây kích ứng khiến bé cảm thấy khó chịu. Bố mẹ nên mua những loại sản phẩm dịu nhẹ chuyên dùng cho trẻ sơ sinh để tắm, gội đầu cho bé như vậy thì bé sẽ cảm thấy thoải mái và dịu mát dễ ngủ hơn rất nhiều đó.
Bé mọc răng
Mọc răng đôi khi cũng là nguyên nhân khiến bé vò đầu bứt tai.Răng tai miệng có mối quan hệ chặt chẽ. Khi mọc răng thì các dây thần kinh xung quanh miệng và răng sẽ đi đến tai khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có các hành động bứt tai vò đầu.
Bé bị viêm da
Bé vò đầu bứt tai là một dấu hiệu nữa cho thấy bé không thoải mái trong giấc ngủ, có thể là do toàn thân ngứa ngáy mẩn đỏ, da khô, viêm da nên mới có phản ứng như vậy. Nếu không thể tự điều trị tại nhà thì ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện khám chữa để giữ an toàn tốt nhất cho bé.
Bé bị nhiễm trùng tai
Nhiễm trùng tai có thể là nguyên nhân gián tiếp khiến bé vò đầu bứt tai khi ngủ. Nhiễm trùng tai rất dễ dẫn đến một số triệu chứng như ho, sốt, khóc không rõ nguyên nhân. Lúc này bố mẹ phải thật sự chú ý đưa bé đến cơ sở ý Tế gần nhất để kiểm tra khám xét cho bé.
Cần làm gì để tránh việc vò đầu bứt tai khi ngủ của bé
Bé vò đầu bứt tai khi ngủ để tránh được việc này bố mẹ cần có cho mình những phương pháp và cách thức để đảm bảo con luôn được tốt nhất
Trước hết bố mẹ cần cắt móng tay cho bé tránh trường hợp bé cào xước mặt, khi con ngủ cần kiểm tra nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh giữ phòng ở trạng thái bình thường ổn định nhất để giấc ngủ của bé sẽ sâu và ngon giấc hơn.
Thứ hai, bạn cần kiểm tra và chọn mua những sản phẩm sử dụng cho bé với mùi thơm dịu nhẹ không gây kích ứng với da bé
Thứ ba, khi con có dấu hiệu khóc quá to, ngứa ngáy tai nhiều lần, sốt cao, người mẩn ngứa thì bố mẹ nên đưa con đến trạm y tế khám để được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ. Tuyệt đối không được tự ý cho bé uống thuốc không rõ nguồn gốc, không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Thứ tư, nên vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách khi con bị cảm cúm, sổ mũi. Bố mẹ nên lựa chọn cho bé các dụng cụ rửa an toàn, áp lực xịt vừa phải và được kiểm soát ổn định, tạo hạt kích thước nhỏ để len lỏi vào sâu bên trong. Trong trường hợp nếu bé có dịch mũi đặc thì ba mẹ nên rửa mũi cho bé với muối ưu trương 3% để dễ làm loãng dịch nhầy và giảm viêm mũi tốt hơn.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục vò đầu bứt tai khi ngủ với mức độ thường xuyên và ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc về đêm và ảnh hưởng tới tâm trạng ban ngày của con như gắt ngủ, khó chịu thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có thể giải quyết vấn để triệt để.
Cách giúp bé dễ ngủ hơn
Để để bé dễ đi vào giấc ngủ hơn bố mẹ cần trang bị cho mình những phương pháp đúng, cùng tham khảo một số phương pháp sau:
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Hãy để phòng ngủ của bé đủ ánh sáng, nhiệt độ, yên tĩnh, sạch sẽ, như vậy bé sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
- Tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ: Bố mẹ nên tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ để bé có thể nhận thức cứ đến giwof là đi ngủ
- Thư giãn cho trẻ trước khi ngủ: Bố mẹ có thể xây dựng cho con những thói quen tích cực như đọc sách, nghe nhạc nhẹ, ngồi thiền trước khi ngủ, không nên để bé vận động quá mạnh. Có như vậy bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và giấc ngủ cũng sâu hơn.
- Không để bé tiếp xúc với ánh sáng xanh của điện thoại, máy tính: ánh sáng xanh của màn hình điện thoại, máy vi tính rất hại, nó có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bé nếu tiếp xúc quá nhiều hoặc quá lâu đặc biệt trước khi đi ngủ.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Để bé ngủ ngon cũng như phát triển đầy đủ về thể chất cũng như tinh thần bố mẹ nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con, nên cho bé ăn nhiều loại rau, củ, quả xanh tươi mát để bé có thể phát triển toàn diện nhất
Tình trạng bé vò đầu bứt tai khi ngủ không có gì quá nghiêm trọng vậy nên bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều. Hi vọng qua bài viết này bố mẹ có thể có thêm những kiến thức để bé được khỏe mạnh và phát triển toàn diện
1 bình luận
Mới nhất
Ui bé nhà em cũng vậy nè, buồn ngủ là vò đầu bứt tai như kiểu tự tu ngủ vậy, bé làm vậy một lúc xong tự ngủ luôn