🔥 Bài đăng hot nhất

BÉ TỰ LÀM ĐAU MÌNH MỖI KHI MỌI NGƯỜI KHÔNG LÀM HÀI LÒNG BÉ

Nhà mình có bé hơn hai tuổi nhưng mỗi khi bé không hài lòng chuyện gì thì bé đều nằm ra khóc lóc và tự làm đau mình.đặc biệt là bé rất hay cụng đầu vào tường nền nhà mình rất lo lắng về vấn đề tâm lý của con mong các chuyên gia tâm lý và bác sĩ có thể tư vấn giúp em


Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
2

2 bình luận

Chào bạn, có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tính khí của trẻ thay đổi như vậy:

- Sự thiếu ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc trẻ mong muốn nếu trẻ nhỏ hơn 5 tuổi

- Sự thường xuyên chứng kiến tranh cãi của bố mẹ hoặc những người sống gần trẻ trong sinh hoạt hằng ngày

- Cách nói chuyện kiểu quát tháo trong giáo dục trẻ

Không nên dùng kiểu hổ báo để giao tiếp với trẻ dù bạn đang tức giận. Khi tức giận, bạn nên cố gắng kiểm soát cảm xúc của mình, có thể là im lặng. Vì cách bạn thể hiện khi tức giận sẽ là tấm gương để trẻ bắt chước. Khi trẻ khoảng 18 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu dạy trẻ ngôn ngữ và từ để thể hiện cảm xúc của mình, hiểu ý nghĩa của các cử chỉ thông dụng, từ đó lắng nghe cảm xúc của trẻ. Mỗi khi trẻ hung hăng, mẹ nên cho trẻ ra một góc riêng trong vài phút để trẻ bình tĩnh lại, cần cho trẻ biết mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả sau đó. Ví dụ trẻ sẽ không được xem chương trình yêu thích hay không được đi chơi. Sau khi trẻ bình tĩnh, giải thích vấn đề để trẻ nhận ra lỗi. Dạy trẻ nói xin lỗi và khen ngợi khi trẻ thay đổi tích cực. Luôn kiên định khi dạy con, vì thế khi trẻ muốn làm vậy, trẻ sẽ đoán được cách bạn xử trí và không lặp lại nữa. Một cách khác là khi trẻ không làm theo yêu cầu của bạn, bạn có thể đếm đến 3. Nếu trẻ không làm, bạn hướng dẫn trẻ cách đếm bằng cách giơ ngón tay của bé lên. Sau đó đếm lại. Ban đầu, bé sẽ không thích cách này, nhưng sau 2 đến 3 lần áp dụng thì bé sẽ biết cách bắt đầu thực hiện yêu cầu khi bạn bắt đầu đếm. Sau khi giải quyết mâu thuẫn, có thể dành cho trẻ một cái ôm hòa giải. Nếu tình trạng này không cải thiện, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ tâm lý để được trao đổi kỹ hơn nhé.


Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.

1 năm trước
Thích
Trả lời

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Tình trạng mà bạn đang mô tả về con bạn là rất đáng lo ngại. Có thể có một số nguyên nhân gây ra hành vi này, nhưng chỉ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ trẻ em mới có thể đưa ra đánh giá chính xác và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Tuy nhiên, dựa trên mô tả của bạn, có thể có một số gợi ý mà bạn có thể thử áp dụng:

  1. Tạo môi trường an toàn và yên tĩnh: Đảm bảo rằng không có những yếu tố gây xao lạc hoặc căng thẳng trong môi trường sống của bé. Cố gắng giảm tiếng ồn và tạo ra một không gian yên tĩnh để bé có thể thư giãn.

  2. Thể hiện tình yêu và sự quan tâm: Dành thời gian để chơi và tương tác với bé. Cho bé biết rằng bạn luôn ở bên cạnh và quan tâm đến cảm xúc của bé. Điều này có thể giúp bé cảm thấy an toàn và tự tin hơn.

  3. Sử dụng phương pháp giảm căng thẳng: Khi bé bắt đầu cảm thấy không hài lòng, hãy thử áp dụng các phương pháp giảm căng thẳng như massage nhẹ nhàng, hát lullaby hoặc đọc truyện cổ tích. Điều này có thể giúp bé thư giãn và giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề này một cách toàn diện và chính xác, tôi khuyên bạn nên tìm đến sự tư vấn từ một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ trẻ em. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đánh giá tình trạng của bé và đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp.

Chúc bạn và bé của bạn mạnh khỏe và tìm được giải pháp cho vấn đề này.

1 năm trước
Thích
Phản hồi
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo