🔥 Bài đăng hot nhất

Bé thích cắn

E có bé 15 tháng không hiểu sao bé hay cắn lắm ạ. Mỗi lần bé cắn e đều là chửi vả vào miệng nhưng bé càng cắn nhiều hơn.giờ đến lúc bé đi học cũng rất hay cắn bạn bè. Có phương pháp nào giúp bé không cắn mấy bé khác không ạ

5
10
5 Bình luận

5 bình luận

Chào bạn, trẻ em thường bắt đầu việc cắn người khác vào thời điểm mọc răng. Thường là khi trẻ khoảng 1 tuổi. Hầu hết trẻ sẽ cắn cha mẹ đầu tiên với vẻ đùa giỡn thích thú.


Bạn cần nhấn mạnh với quy tắc “Con không bao giờ được cắn người.” Cho con bạn biết những lý do không nên thực hiện thói quen xấu này. Thái độ khi dạy trẻ cũng rất quan trọng. Bạn cần nói một cách nghiêm khắc và nhìn thẳng vào mắt trẻ. Cố gắng ngắt lời trẻ khi con bạn có ý định muốn cắn ai đó. Đặc biệt theo dõi sát con bạn một lúc sau đó có thể là cần thiết cho đến khi bạn chắc chắn rằng trẻ sẽ không còn cắn người nữa. Hãy chắc chắn rằng không ai cười khi con bạn có hành vi cắn kể cả anh chị lớn hơn. Trẻ sẽ học theo cách cư xử của mọi người và coi việc cắn như một trò đùa.

Bạn có thể đề nghị một hành vi thay thế khác đảm bảo an toàn khi con bạn tức giận. Nếu muốn lấy một vật trên tay người khác, trẻ cần phải xin phép và chỉ vào vật đó. Trẻ có thể nhờ ba mẹ giúp đỡ, không nên tranh giành hay cắn người khác. “Nếu con tức giận, hãy đến nói với cha mẹ trước khi con có ý định cắn bất cứ ai”. Đây là điều mà bạn cần dạy trẻ biết, có thể nhắc nhở thường xuyên hơn, nhất là lúc trẻ tức giận.


Nếu con bạn đang ở độ tuổi ăn dặm – bắt đầu tập nhai thức ăn (thường dưới 18 tháng), bạn có thể đưa trẻ món đồ chơi mà trẻ có thể cắn. Không nên cấm trẻ không được cắn bất cứ thứ gì vì sẽ khiến trẻ khó chịu. Một món đồ chơi có chất liệu thích hợp sẽ làm cho trẻ thoải mái hơn. Đối với trẻ lớn, việc nhai kẹo cũng là một cách để tập được thói quen không cắn người.


Đưa trẻ đến một khu vực yên tĩnh để trẻ suy nghĩ trong khoảng 1 đến 5 phút tùy theo độ tuổi. Nếu trẻ tiếp tục muốn cắn người khác, ngắt lời trẻ ngay với thái độ nghiêm túc: “Con không được cắn”. Khi thời gian suy nghĩ đã hết, hãy giải thích với trẻ về hành động cắn người.


Nếu cha mẹ phản ứng bằng cách cắn lại trẻ sẽ khiến con bạn bực mình vì bạn làm bé đau. Hơn nữa điều đó có thể khiến trẻ hiểu rằng trẻ có thể cắn người khác nếu trẻ lớn hơn. Ngoài ra, bạn không nên đánh hay tát trẻ. Trên thực tế, nếu con bạn có xu hướng hung hăng, hãy tránh các hình phạt về thể chất nói chung. Khen ngợi con của bạn trong những tình huống mà trẻ thay đổi hành vi không cắn người khác. Bạn có thể nhắc nhở trẻ không được cắn người khác trước khi bắt đầu những cuộc gặp gỡ có thể xảy ra tình huống “không may mắn”. Sau đó, nếu con bạn không cắn ngay cả khi tức giận, hãy khen ngợi trẻ vì đã có hành vi tốt.


Nếu hành vi cắn vẫn còn kéo dài dù đã cố gắng thay đổi, bạn cũng nên đưa trẻ đến bệnh viện.


Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn hãy đặt câu hỏi thêm tại cộng đồng Hello Bacsi nhé.

Chúc bé và gia đình nhiều sức khoẻ,

Bs. Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi TWG Long An

2 năm trước
Thích
Trả lời

bé nhà mình cũng vậy, không biết phải làm sao luôn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Bé nhà mình thì thích ném đồ và phun nước miệng mà nói sao cũng không hết

2 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn,

Thắc mắc của bạn đã được gửi đến chuyên gia tại Hello Bacsi. Chuyên gia sẽ giải đáp câu hỏi của bạn trong thời gian sớm nhất nên bạn hãy theo dõi topic này để xem câu trả lời nha.

Trong thời gian chờ chuyên gia tư vấn, mọi người hãy thoải mái thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau nhé.

Chúc cả nhà nhiều sức khoẻ

2 năm trước
Thích
Trả lời

Hóng ké bạn, bé nhà mình cũng hay cắn, không biết làm sao cho bé nghe lời nữa

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo