🔥 Bài đăng hot nhất

Bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?

Nhiều bậc phụ huynh khá lo lắng về tình trạng bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không? Vậy vấn đề này có gây nguy hiểm cho trẻ không? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách khắc phục chúng qua bài viết sau.

1.Tại sao trẻ sơ sinh bị xì hơi nhiều?

Tùy vào chế độ dinh dưỡng của bé mà nguyên nhân trẻ sơ sinh xì hơi nhiều và to sẽ khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nhiều lần:

Bú sữa mẹ - lý do khiến trẻ sơ sinh xì hơi nhiều

Sữa mẹ thường tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Khi bú sữa mẹ từ 0 - 6 tháng đầu, bé sẽ ít gặp tình trạng táo bón ở trẻ vì sữa mẹ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và rất dễ tiêu. Thêm vào đó, 6 tuần đầu sau sinh, sữa mẹ chứa hàm lượng colostrum tương đối lớn, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ con khỏi tác nhân nhiễm trùng bên ngoài. Chất này cũng hỗ trợ trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng hơn ở vài tuần đầu đời. Đây cũng là lý do ba mẹ thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài khi lượng chất này ngày càng giảm.

Ngoài ra, trong quá trình bú sữa mẹ, bé có thể hít nhiều không khí, gây đầy hơi. Trường hợp thực phẩm của mẹ có các chất gây khó tiêu như cà phê, trà, các loại hạt,... cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé, gây đầy bụng, xì hơi, khó tiêu.

Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều do sữa công thức

Một số trường hợp trẻ sơ sinh không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu mà sử dụng sữa công thức. Điều này làm tăng nguy cơ nuốt không khí trong quá trình bú, gây xì hơi mà không đi ngoài. Tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều và to có thể xảy ra khi thay đổi loại sữa công thức hoặc tỷ lệ pha chưa đúng. Đây được xem là hiện tượng bình thường vì hệ tiêu hóa của bé vẫn nhạy cảm. Trong trường hợp bé sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không có triệu chứng táo bón hoặc các vấn đề tiêu hóa khác thì các mẹ không cần quá lo lắng.

2.Tại sao trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài?

Khi bắt đầu thử thức ăn đặc, trẻ sơ sinh có thể xì hơi nhiều và đi ngoài ít hơn. Đây là tình trạng thường thấy ở những bé tập làm quen với các thực phẩm mới ngoài sữa mẹ hay sữa công thức.

Mẹ có thể cho trẻ ăn từ từ và riêng từng món một để có thể xác định các loại thực phẩm gây xì hơi và đi ngoài khó khăn. Trường hợp trẻ sơ sinh xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài, các mẹ hãy kiểm tra xem bé có các triệu chứng khác của táo bón hay không. Cụ thể như:

  • Không muốn bú.
  • Phân nhỏ, cứng.
  • Khó chịu, khóc.
  • Phân có màu sẫm và khô.
  • Trẻ đỏ người và căng thẳng nhưng không đi ngoài.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp bé xì hơi nhiều là do cơ địa không liên quan tới bất kỳ lý do nào khác.

3.Bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?

Việc bé sơ sinh xì hơi (đánh rắm) nhiều là một hiện tượng khá phổ biến và thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh vẫn đang phát triển, nên việc xì hơi nhiều là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bé tiêu hóa sữa hoặc thức ăn.

Tuy nhiên, nếu bé xì hơi quá nhiều kèm theo các dấu hiệu bất thường như:

  1. Khóc nhiều hoặc quấy khóc không rõ lý do.
  2. Bụng căng cứng, bé có vẻ khó chịu hoặc đau.
  3. Có dấu hiệu của táo bón hoặc tiêu chảy.
  4. Có mùi rất hôi hoặc có sự thay đổi bất thường trong phân của bé.

Thì bạn có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ để kiểm tra xem có vấn đề gì về tiêu hóa hoặc các vấn đề sức khỏe khác như dị ứng với sữa mẹ hoặc sữa công thức, hoặc bé có thể gặp phải vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

4.Cách đơn giản xử lý vấn đề bé sơ sinh xì hơi nhiều

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều quá 10 lần/ngày vẫn là điều bình thường, không phải là bệnh. Đây là phản ứng tự nhiên của bé để đẩy khí trong bụng ra ngoài, khiến bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu con xì hơi nhiều kèm theo các triệu chứng liên quan như

trẻ sơ sinh bị bón, ba mẹ cần có biện pháp xử lý ngay. Dưới đây là các giải pháp giúp giảm tình trạng trẻ xì hơi nhiều:

Massage bụng xử lý vấn đề trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều

Mẹ hãy massage cho trẻ sơ sinh nhẹ nhàng vào phần lưng và phần bụng. Điều này sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và giảm đầy hơi hiệu quả. Bố mẹ cần lưu ý là không nên massage ngay sau khi ăn.

Tập cho bé động tác đạp xe

Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé ở phần đầu gối rồi nhẹ nhàng di chuyển lên xuống theo vòng tròn hướng về phần bụng. Sau đó, lần lượt đưa một chân lên, chân còn lại kéo thẳng tương tự động tác đạp xe. Cách làm này tựa như một bài thể dục vận động chân kết hợp thân dưới, giúp con đẩy hơi khí thừa trong bụng ra ngoài.

Chườm nước ấm giảm tình trạng xì hơi ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn ấm hoặc gói chườm nóng rồi chườm lên bụng để giúp bé thoải mái hơn, giảm cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Bạn nên kiểm tra độ nóng bằng cách chườm thử lên tay mình trước khi đặt lên bụng bé. Có thể dùng thêm khăn để cố định công cụ chườm.

Uống thuốc khi trẻ sơ sinh hay xì hơi

Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống men tiêu hóa hay các loại thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, bố mẹ có thể cho con uống các loại thuốc chống đầy hơi hoặc thuốc hấp thụ khí (thông thường dùng Glycerin cho trẻ sơ sinh). Mẹ chỉ nên dùng thuốc khi tình trạng xì hơi cực kỳ nghiêm trọng.

Trên đây là giải đáp "Bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?", hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích để ba mẹ tham khảo.

❓ Hỏi bác sĩ miễn phí từ xa, click hỏi ngay!

Bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?Bé sơ sinh xì hơi nhiều có sao không?
Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
4
1
1

1 bình luận

Đây là phản ứng tự nhiên của bé để đẩy khí trong bụng ra ngoài

2 ngày trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo