Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmBé sơ sinh bị khò khè
Bác sĩ ơi bé nhà em đc 12 ngày tuổi ,bé hay bị khò khè có đờm vướng ở mũi vs mồm ý ạ ,mà k làm cách nào xuống hết đc e vẫn nhỏ nước muối nhưng về ddem bé bị nhiều hơn thì thoảng hay rít lên để cho đờm ra mà k đc khó chịu ngủ k sâu giấc , thi thoảng bị nôn chớ ạ . E cho bé ti mẹ hoàn toàn ạ
có cách nào khắc phục k ạ
2 bình luận
Mới nhất
Chào bạn. Nếu có dịch mũi nhầy, khô, bạn có thể đặt con nằm xuống, cẩn thận nghiêng đầu bé sang một bên, nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi phía trên, đợi một lúc cho nước muối ngấm làm mềm gỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra. Tương tự nằm nghiêng bên còn lại và nhỏ nước muối sinh lý ở lỗ mũi còn lại. Bạn nên kiểm tra và vệ sinh mũi trước mỗi cữ bú nếu có dịch mũi khiến trẻ khó thở hay khò khè, như vậy trẻ sẽ dễ bú tốt hơn. Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút dịch mũi của trẻ. Ngoài ra, bạn có thể điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ bằng cách nằm đầu cao (cho lưng và đầu bé nằm trên gối cao khoảng 30 độ). Tránh một số tác nhân có thể khiến trẻ nghẹt mũi nặng hơn như khói thuốc lá, bụi, nơi sống ẩm mốc, tiếp xúc với người bị cảm cúm. Nên vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc trẻ. Nếu dịch mũi nhiều và vẫn còn sau khi đã vệ sinh hoặc trẻ thở mệt, co lõm ngực, bỏ bú, ho... nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhé.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dựa vào mô tả của bạn, bé nhà bạn bị khò khè và có đờm vướng ở mũi và mồm. Đây có thể là triệu chứng của một số vấn đề như cảm lạnh, viêm họng hoặc viêm phế quản. Tuy nhiên, để có đánh giá chính xác và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi.Trong khi chờ hẹn gặp bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp nhẹ nhàng để giúp bé thoát khỏi tình trạng khó chịu. Dưới đây là một số gợi ý:
Tuy nhiên, nhớ rằng các biện pháp trên chỉ là tạm thời và không thay thế được sự tư vấn và chẩn đoán của bác sĩ. Hãy đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị phù hợp.
Chúc bé khỏe mạnh!
Chuyên mục liên quan