Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Bé nghiện ti mẹ vào ban đêm
Xin chào mọi người và bác sĩ ạ, bé nhà e 1 tháng 23 ngày, ban ngày bé rất ngoan và dễ ạ, vào ban đêm tầm 20h, 21h bé cứ ti mẹ không ngủ, hoặc ngủ không mê và ti quá no dẫn đến khó chịu, sau khi e vỗ ợ xong hết khó chịu rồi lại đòi ti tiếp, cứ lập đi lập lại như vậy 2 3 lần cho đến 22h hơn bé mới ngủ dk, nhưng lại hay giật mình đến khoảng 23h hơn bé mới ngủ mê và ngủ ngoan đến sáng ạ
Bác sĩ cho e hỏi bé nhà e như vậy có cách nào khắc phục không ạ, và có ảnh hưởng đến tâm lý cũng như quá trình phát triển của bé k ạ?
Và các Mom ai có mẹo nào hay chỉ e với ạ.
E xin cảm ơn ạ
5 bình luận
Mới nhất
Chào bạn,
Đối với trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh, trẻ cần thời gian để thích nghi với môi trường ồn ào xung quanh. Chu kỳ giấc ngủ của trẻ giai đoạn này khác với người lớn. Mỗi chu kì ngủ thường kéo dài thường khoảng 40 phút, vì vậy trẻ có xu hướng thức dậy thường xuyên hơn. Do đó, trẻ thường hay vặn vẹo, giật mình. Tuy nhiên, đây là phản ứng hoàn toàn bình thường, bạn cũng không cần quá lo lắng vì giấc ngủ ở trẻ sơ sinh còn mang ý nghĩa sinh tồn. Trẻ dễ thức giấc sẽ giúp cảnh báo cho cha mẹ vì những nhu cầu như đói, lạnh, đau hay sốt ... để cha mẹ có thể kịp thời xử trí. Mẹ có thể mua quần áo hình con nhộng mặc cho trẻ, hay quấn khăn phần thân mình, quấn khăn làm ổ cho bé nằm ngủ, hạn chế tiếng ồn ... những cách này có thể giúp trẻ giảm giật mình.
Thông thường, trẻ sẽ ngậm và bú tốt hơn nếu không phải đợi đến khi trẻ quấy khóc, bực bội hoặc quá mệt mỏi mới cho bú. Ngoài ra, mẹ có thể kiểm tra lại cách cho bé bú đã đúng hay chưa (ngậm bắt vú, thói quen thay đổi cho bú mỗi bên vú một ít mà không để bú hết sạch một bên ...), để tránh việc cho bú hơi nhiều thay vì bú sữa. Nếu việc trẻ đột ngột quấy khóc dù đã bú đủ, bạn cần tìm những nguyên nhân khiến trẻ khó chịu như tã dơ, tiếng ồn, quần áo chật, phòng nóng, có những thay đổi đột ngột như đổi chỗ ở, không khí gia đình căng thẳng, mẹ ăn món ăn có nhiều gia vị cay đắng, tiếp xúc khói bụi, nuôi chó mèo ... Nếu trẻ vẫn khóc và đòi bú dù đã bú đủ, việc bạn cần làm không phải là cho trẻ bú mà dỗ dành trẻ. Giai đoạn này nên tập thói quen ăn - chơi - ngủ và lặp lại như vậy trong ngày. Nếu đã ăn đủ thì sau khi chơi 30 phút là thời gian ngủ, nếu trẻ khóc lúc này thì không phải cho ăn mà là dỗ trẻ ngủ. Càng cho bú sẽ càng khóc to. Ngoài ra, quấy khóc cũng là triệu chứng gợi ý bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm màng não, nếu tình trạng không cải thiện hoặc trẻ có triệu chứng khác như sốt, ọc sữa, bỏ bú, lừ đừ, co giật ... nên đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra nhé.
Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.
Bé chưa tròn 2 tháng nên việc bé nghiện ti mẹ là bình thường nha. Tuy nhiên mình cũng phải rèn cho bé, bằng cách cho bé ti đủ no trước giờ đi ngủ của bé. với bé sơ sinh bé sẽ có thêm cử sữa lúc nữa đêm nếu bé đói, với bé ngoan ngủ đến sáng thì quá tốt rồi. Mẹ đừng lo rằng đều này ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của bé, Khi bé lớn dần một chút nữa dạ dày bé lớn hơn bé sẽ ti nhiều hơn và sẽ đủ cho bé cả đêm không bị đói.
Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Tình trạng bé của bạn có thể là do bé không bú đủ sữa hoặc có vấn đề về ngậm bắt ti mẹ. Điều này có thể gây khó chịu cho bé và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Dưới đây là một số gợi ý để khắc phục tình trạng này:Đảm bảo bé bú đủ sữa: Kiểm tra thời gian bé bú và xem bé có mút đều đặn hay không. Nếu bé bú ngắt quãng hoặc không đủ thời gian, có thể bé đang gặp vấn đề về ngậm bắt ti mẹ hoặc lượng sữa mẹ tiết ít. Hãy thử điều chỉnh cách bé bú và đảm bảo bé bú đủ sữa.
Tạo môi trường yên tĩnh: Trước khi bé đi ngủ, hãy tạo một môi trường yên tĩnh và thoáng đãng để bé dễ dàng vào giấc ngủ. Tránh tiếng ồn và ánh sáng chói.
Thực hiện lễ nghi trước khi đi ngủ: Tạo một lịch trình lễ nghi trước khi bé đi ngủ, ví dụ như tắm rửa nhẹ nhàng, massage, đọc truyện hoặc hát ru cho bé. Điều này giúp bé thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ.
Thử sử dụng các phương pháp an ủi: Khi bé đòi ti tiếp sau khi đã bú đủ, hãy thử sử dụng các phương pháp an ủi như vỗ nhẹ lưng, đặt bé trong lòng và ru bé. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn và dễ dàng vào giấc ngủ.
Tạo môi trường thoáng mát: Đảm bảo bé không quá nóng hoặc quá lạnh khi đi ngủ. Điều chỉnh nhiệt độ phòng và đảm bảo bé mặc đồ thoáng mát.
Tìm hiểu thêm về giấc ngủ của bé: Đọc sách hoặc tìm hiểu thêm về giấc ngủ của trẻ sơ sinh để hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và áp dụng các phương pháp phù hợp.
Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trẻ em để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe của bé một cách chi tiết và chính xác hơn. Chúc bé của bạn có giấc ngủ ngon lành và phát triển tốt!
Chuyên mục liên quan