🔥 Bài đăng hot nhất

BÉ BỊ ỌC SỮA NHƯNG VẪN ĐÒI BÚ CÓ SAO KHÔNG?

1/BÉ BỊ ỌC SỮA NHƯNG VẪN ĐÒI BÚ CÓ SAO KHÔNG?


Khi thấy bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ không nên tiếp tục cho trẻ bú bởi lúc này cơ thể của trẻ đang gặp một số vấn đề nhất định, chắc chắn không thể thu nạp thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào tiếp theo sau đó. Thực tế thì hiện tượng bé ọc sữa nhưng vẫn tìm bú mẹ là điều hết sức bình thường bởi đây là thói quen và nhu cầu của trẻ. Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn đó là mẹ cần tìm hiểu về lý do gây ra tình trạng ọc sữa ở trẻ nhỏ.


Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, trẻ có thể có những vấn đề nhất định về hệ tiêu hóa gây ra chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, giảm khả năng hấp thụ, ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn uống, phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ.


Nghiêm trọng hơn, nếu tình trạng này diễn ra liên tục, trẻ sẽ có nguy cơ chán ăn, bỏ bú dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, kém phát triển. Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý đến hệ hô hấp của trẻ trong trường hợp bị nôn trớ quá nhiều, nếu không được vệ sinh sạch, trẻ sẽ có cảm giác khó thở, kích ứng mũi họng gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.


bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú


Mẹ nên tìm hiểu kỹ về tình trạng trẻ ọc sữa liên tục bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ


2/CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ ỌC SỮA VẪN ĐÒI BÚ


Trong trường hợp bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú, mẹ có thể thực hiện theo những cách sau:


Không nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ bởi lúc này cơ thể trẻ sẽ không thể tiếp nhận thêm bất cứ nguồn dinh dưỡng nào nữa.

Nên để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn, không cố ép trẻ ăn để bù lượng sữa mà trẻ đã ọc ra mặc dù trẻ có đòi bú.

Không nên thốc bé theo chiều thẳng đứng mà thay vào đó đặt trẻ nằm nghiêng, nhẹ nhàng vỗ lưng cho cho trẻ để toàn bộ lượng sữa sẽ trào ra hoàn toàn.

Vệ sinh mũi, miệng cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời đảm bảo loại bỏ hoàn toàn cặn sữa còn đọng lại trong cơ thể trẻ.

Để hạn chế trường hợp trẻ bị ọc sữa, mẹ có thể chia nhỏ những lần bú của trẻ để trẻ không rơi vào tình trạng ăn quá no hoặc quá đói.

Thay vì bú mẹ trực tiếp, mẹ có thể vắt sữa ra bình để cho trẻ bú nhằm kiểm soát được lượng sữa mà trẻ đã bú trong ngày để có những điều chỉnh phù hợp nhất cho trẻ.

Khi bú bình, tạo góc nghiêng 45 độ, sử dụng các loại bình sữa chống sặc để trẻ không bị nôn trớ khi ăn.

Nếu thấy trẻ nôn trớ quá nhiều, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho tình trạng của trẻ.

5
1.4k
4 Bình luận

4 bình luận

Cảm ơn mom chia sẻ chi tiết hướng dẫn chăm sóc khi bé bị ọc sữa nhưng vẫn đòi bú

1 năm trước
Thích
Trả lời

Dự phòng cho mình một "chiếc" bảo hiểm sức khỏe cũng chính là bạn đang có trách nhiệm cho chính bản thân và cả gia đình mình. 📌 Hãy bảo vệ bản thân và gia đình trước khi quá muộn! Đăng ký tư vấn miễn phí ngay hôm nay 👉 LINK

2 năm trước
Thích
Trả lời

Mình toàn nhờ người bế hộ sau khi bé ọc để đỡ đòi bú hơn

2 năm trước
Thích
Trả lời

Lúc nhỏ bé mình cũng vậy nè, phải tìm hiểu chứ lúc đó không biết làm sao luôn. Cảm ơn cs của bạn

2 năm trước
Thích
Trả lời
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo