Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về
... Xem thêmBé 4 tuổi bỏng nặng vùng mặt khi bóng bay chạm tia lửa phát nổ
Chiều nay (22/12/2023), thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, Đơn vị Bỏng thuộc Khoa Ngoại chấn thương của bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi nam 4 tuổi bị bỏng diện tích 9% vùng đầu, mặt và cổ.
Bệnh nhi T.T.S. (4 tuổi, xã Ninh Phước, huyện Nông Sơn) bị bỏng vùng đầu, mặt và cổ ngay khi nhập viện. Ảnh: QUẢNG CHƯƠNG
Theo chia sẻ của mẹ bé T.T.S. (4 tuổi, xã Ninh Phước, huyện Nông Sơn) vào chiều 19/12 khi tan học, bé có mua bóng bay hình ông già Noel trước cổng trường về nhà chơi.
Đến tối cùng ngày, bé lấy bật lửa hết ga ra nghịch, vô tình khi cố bật lửa thì tia lửa tiếp xúc với bóng bay bé mua trước đó làm bóng bay phát nổ lớn, khiến bệnh nhi bị bỏng vùng đầu, mặt và cổ.
Sau tai nạn xảy ra, do mặt bị nóng, bé dùng tay dụi lên mặt khiến vùng da mặt bong tróc và bỏng nặng hơn. Gia đình tức tốc đưa bé S. vào Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam.
Tại đây, đội ngũ bác sĩ Đơn vị Bỏng, Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam sau khi tiếp nhận và kiểm tra, xác định bệnh nhi T.T.S. bị bỏng nhiệt khô độ 2 diện tích 9% ở vùng đầu, mặt và cổ do tai nạn sinh hoạt.
Sau 4 ngày điều trị được bù dịch Nacl 0,9%, cho dùng kháng sinh và thay băng bỏng đúng tiến trình… bệnh nhi S. không còn tình trạng thoát dịch, vết bỏng đã khô (trừ những vị trí bỏng sâu), xác nhận chưa có tiêu điểm nhiễm trùng và bé ăn uống sinh hoạt gần như bình thường.
Bé trai bị bỏng nguyên vùng mặt đang được điều trị tại Đơn vị Bỏng, Khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam. Ảnh: QUẢNG CHƯƠNG
Các bác sĩ khuyến cáo, khi trẻ bị bỏng ở nhà, phụ huynh nên vệ sinh vết bỏng bằng dung dịch nước muối sinh lý, không cho trẻ dụi tay lên vết bỏng vì sẽ làm bẩn vết thương dẫn đến nhiễm trùng. Sau đó, đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu kịp thời.
Theo các chuyên gia, khí hydro có cấu trúc phân tử rất bé, có thể dễ dàng thẩm thấu cực nhanh qua màng bóng bay, chỉ cần tiếp xúc tia nóng là đủ điều kiện kích hoạt phản ứng, khiến một trái bóng có thể nổ tung. Cạnh đó, khoảng cách cầm bóng rất gần với tay và mặt, vì vậy khi nổ sẽ rất nguy hiểm, có thể gây cháy tóc, bỏng mặt, mù mắt, bỏng tay.
Theo Baoquangnam
1 bình luận
Mới nhất
Sợ quá luôn, trẻ nhỏ rất là thích chơi bong bóng, như thế này quá nguy hiểm