Bé 2 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hoá.

Bé nhà em còn vài ngày nữa là được 2 tháng tuổi, mà bé đi phân lỏng màu vàng, ngày đi 2 lần có hôm 3 lần, làm cách nào cho bé khỏi ạ, em cảm ơn ạ

Thích
Chia sẻ
Lưu
Bình luận
39
3
6

6 bình luận

Bé 2 tháng tuổi mà đi 1 ngày 2 3 lần thì vẫn bình thường. Mình còn nghe các mẹ kêu là trong giai đoạn này bé hay xì xẹt nhiều thì mau lớn nữa á

1 năm trước
Thích
Trả lời

mình thấy bé như vậy là bình thường mà, phải qua 3 tháng hệ tiêu hóa của bé mới ổn định hơn

1 năm trước
Thích
Trả lời

bé bú sữa mẹ hoàn toàn hả bạn?

1 năm trước
Thích
Trả lời

Em cũng có cùng câu hỏi ạ

1 năm trước
Thích
Trả lời

Chào bạn, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, đi tiêu phân thường vàng sệt, có ít hột trắng như hoa cà hoa cải. Trẻ có thể đi tiêu từ vài lần mỗi ngày đến vài ngày mới đi một lần trong giai đoạn này. Quan trọng là bạn cần xem tính chất phân như thế nào (phân cứng hay mềm, màu phân ...), trẻ có khó chịu hay quấy khóc lúc đi tiêu không, bụng có chướng căng bất thường kể cả lúc đói... Nếu trẻ đang có tình trạng tiêu phân hơi lỏng hơn so với bình thường, bạn có thể thử vắt bỏ một ít sữa đầu dòng trước khi cho trẻ bú, chú ý rửa tay trước và sau khi chăm trẻ, kiểm tra lại nguồn thức ăn của mẹ trong thời gian gần đây. Nếu trẻ vẫn bú, ngủ và chơi bình thường, tăng cân tốt, bạn có thể theo dõi thêm 1-2 ngày xem tình trạng đi tiêu có cải thiện hay không. Nếu trẻ đi phân toàn nước hay có nhầy máu, bỏ bú, lừ đừ, thở mệt ... hay tình trạng không cải thiện, bạn nên cho trẻ đi khám.


Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe.

1 năm trước
Thích
Trả lời
1

Xin chào! Cảm ơn bạn đã quan tâm và đặt câu hỏi, rất vui được trả lời câu hỏi của bạn như sau:


Dựa vào mô tả của bạn, có thể thấy rằng bé của bạn đang có rối loạn tiêu hoá. Đi phân lỏng màu vàng và đi 2-3 lần mỗi ngày là khá bình thường ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng về tình trạng này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe của bé một cách chi tiết hơn.:

Để giúp bé khỏi rối loạn tiêu hoá, bạn có thể thử một số biện pháp sau đây:

  1. Đảm bảo bé được tiếp xúc đủ với sữa mẹ hoặc sữa công thức phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  2. Đảm bảo bé được ăn uống đủ lượng nước để tránh tình trạng mất nước và tái tạo chất lỏng trong cơ thể.
  3. Kiểm tra xem bé có dấu hiệu bị táo bón hay không. Nếu có, bạn có thể thử massage nhẹ bụng của bé hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bé.
  4. Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là vùng hậu môn, để tránh nhiễm trùng và kích thích tình trạng tiêu hoá.

Tuy nhiên, tôi khuyên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe của bé một cách chi tiết hơn. Bác sĩ sẽ có thể đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng tiêu hoá của bé và đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp.

Chúc bé khỏe mạnh!

1 năm trước
Thích
Phản hồi
1
warningMiễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trên đều mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Chuyên mục liên quan
Trò chuyện ngay
Dành riêng cho thành viên cộng đồng
Gia nhập cộng đồng để được hỏi BÁC SĨ TRỰC TUYẾN và cơ hội nhận QUÀ TẶNG + ƯU ĐÃI hấp dẫn!
Quảng cáo
Quảng cáo