Trong suốt thai kỳ, dây rốn là ống dẫn chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng từ mẹ sang bé. Tuy vậy,
... Xem thêmBật mí 04 nguyên nhân trẻ sơ sinh hay thở khò khè, con nghẹt mũi làm cha mẹ lo lắng không yên
Khò khè là tình trạng khi bé thở phát ra những tiếng khò khè từ mũi hay họng, đặc biệt là khi ngủ tiếng khò khè ở trẻ sẽ rõ hơn bao giờ hết, thậm chí cha mẹ có thể nghe thấy mà không cần áp tai vào lồng ngực hay mũi trẻ. Vậy nguyên nhân vì sao và phải xử lý thế nào?
1. Do trẻ sinh mổ
Ở trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự nhiên của mẹ làm phổi của trẻ không được lực co thắt mạnh của cổ tử cung ép chặt để vắt sạch nước ối trong phổi, nên nhiều bé còn tồn dịch phổi, dễ bị khò khè.
2. Viêm hô hấp
Viêm tiểu phế quản rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, xảy ra khi các tiểu phế quản bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh triệu chứng thở khò khè, ran rít, bé có thể sốt sao sốt vừa, kèm các cơn ho kéo dài, thở rên, chảy nước mũi trong, ho,...
3. Trào ngược dạ dày
Tình trạng này khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, khi acid và các dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, có thể tràn qua khí quản vào phổi. Dịch này dễ gây kích ứng, sưng viêm đường hô hấp dưới, làm hẹp đường thở làm trẻ bị thở khò khè.
4. Cần làm gì khi trẻ khò khè?
Trong trường hợp trẻ sơ sinh thở khò khè do những nguyên nhân thông thường, mẹ có thể tự chăm sóc con ở nhà bằng một số biện pháp như:
– Vệ sinh mũi, họng cho bé sạch sẽ bằng nước muối sinh lí, tránh để ứ đọng đờm trong khoang mũi.
– Giữ ấm cho trẻ để hạn chế bị sổ mũi, tránh việc trẻ hay khịt vào, làm nước mũi chảy ngược vào cuống họng gây ra ho.
– Massage ngực và cổ cho bé trước khi đi ngủ làm giảm thiểu mức độ khò khè khi thở.
Mặc dù khò khè là dấu hiệu hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên ba mẹ cần theo dõi sát để tránh tình trạng của bé trở lên nặng hơn.
3 bình luận
Mới nhất
Thông tin rất hay hữu ích
Kiến thức bổ ích
Hay quá nha, cảm ơn mom chia sẻ