Bé e nằm 1 bên chỉnh hoài bé vẫn nghênh 1 bên nên nó méo làm cách nào cho hết đc ã
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi theo tiêu chuẩn WHO
Theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi sẽ giúp ba mẹ có những đánh giá khách quen về sự phát triển và tình hình sức khỏe của con. Ba mẹ tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ ngay dưới đây để biết con có đạt chuẩn cân nặng không nhé!
Theo Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia Việt Nam, ở mỗi độ tuổi, con sẽ có tốc độ lớn và cách lớn rất khác nhau:
Độ tuổi - Chiều cao - cân nặng của trẻ
Trẻ mới sinh: Trẻ dài TB 50cm, nặng 3,3kg
Trẻ 3 tháng tuổi: Trẻ sẽ tăng 15-28g/ngày
Trẻ 6 tháng tuổi: Tăng 225g/tuần, trẻ sẽ nặng gấp đôi khi 6 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng – 1 năm tuổi: Tăng 500g/tháng, chiều cao trung bình 72 – 76 cm
Trẻ 1 tuổi: Tăng thêm 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2 cm.
Trẻ 2 tuổi: nặng thêm 2,5kg, cao thêm khoảng 10cm so với 1 tuổi
Trẻ 3-4 tuổi: lượng mỡ của trẻ sẽ giảm đi nhiều, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều nên trông bé cao ráo hơn
Trẻ từ 5 tuổi: Bé gái sau khoảng 2 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ đạt chiều cao tối đa. Bé trai cũng sẽ đạt chiều cao tối đa ở tuổi trưởng thành khi đến độ tuổi 17.
Hướng dẫn đo chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh
Ba Mẹ có thể sử dụng tiêu chuẩn sau của WHO để biết tình trạng chiều cao và cân nặng của con dựa vào bảng dưới nhé
- TB (Trung bình): Trẻ đang ở mức phát triển bình thường theo chuẩn WHO.
- Kết quả dưới -2SD: Trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Kết quả trên +2SD: Trẻ mắc chứng béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao)
Lưu ý:
- Chỉ số cân nặng khi tính theo tuổi: Nếu kết quả cân nặng của bé < –2SD nghĩa là trẻ nhỏ hơn 80% so với mức chuẩn cân nặng bình thường. WHO quy định đây là trẻ em suy sinh dưỡng thể nhẹ cân.
- Chỉ số chiều cao khi tính theo tuổi: Nếu chiều cao đo được của bé < –2SD so với mức trung bình. WHO nhận định trẻ đang suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: Nếu chỉ số cân nặng đo được của bé có kết quả < –2SD so với mức trung bình (phát triển bình thường) thì khả năng cao bé đang mắc suy dinh dưỡng, bố mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày cho bé.
Cân nặng và chiều cao của trẻ thay đổi theo từng độ tuổi và giới tính. Dựa vào cân nặng và chiều cao, ba mẹ có thể biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không.
Tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ 6 tuổi theo WHO
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cân nặng chiều cao của trẻ 6 tuổi đạt chuẩn là:
- Chiều cao cân nặng bé trai 6 tuổi: Cân nặng đạt chuẩn của bé trai 6 tuổi là 20.5kg và chiều cao là 116cm.
- Chiều cao cân nặng bé gái 6 tuổi: Cân nặng đạt chuẩn của bé gái 6 tuổi là 20.2kg và chiều cao là 115.1cm.
Ba mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ trong bảng dưới đây:
Chú thích:
- TB: Trẻ có cân nặng, chiều cao đạt chuẩn, tức là phát triển bình thường.
- -2SD: Trẻ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng (theo cân nặng) hoặc quá thấp (theo chiều cao).
- +2SD: Trẻ bị thừa cân, béo phì (theo cân nặng) hoặc quá cao (theo chiều cao).
Bên cạnh đó, dựa vào chỉ số BMI (Body mass index) ba mẹ cũng có thể đánh giá trẻ đang phát triển tốt, suy dinh dưỡng hay béo phì. Công thức tính cụ thể như sau:
BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m) x Chiều cao (m))
- BMI từ 18.5 - 25: Cơ thể phát triển bình thường;
- BMI dưới 18.5: Suy dinh dưỡng;
- BMI trên 25: Béo phì.
Hy vọng những thông tin về bảng chiều cao cân nặng của trẻ và cách giúp trẻ phát triển tối ưu nêu trên hữu ích với ba mẹ.
2 bình luận
Mới nhất
Em mình ở nhà 3 tuổi mà có 12kg lô, đi học hồi nào phát phiếu về cũng phê là suy dinh dưỡng thấy rầu ghê