Con em được 1 tháng mà cứ hay bị ọc sữa từ mũi với miệng ạ, các mom cho e hỏi như vậy có phải gặp vấn đề về đường ruột không ạ và có cách gì giúp b
... Xem thêmBảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO mới nhất
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ
- Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh có chiều cao trung bình khoảng 49,5 cm, cân nặng trung bình khoảng 3,175 kg.
- Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi: Hầu hết các bé ở độ tuổi này phát triển khoảng 10 đến 12 cm và tăng khoảng 2,27 kg. Giai đoạn này trẻ sẽ dần trở nên trông cứng cáp hơn.
- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Hầu hết trẻ em tăng khoảng 1,996 kg mỗi năm từ 2 tuổi đến khi dậy thì. Chiều cao tăng thêm khoảng 8 cm trong giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, 7 cm từ 3 đến 4 tuổi. Khi trẻ được 24 đến 30 tháng trẻ em sẽ đạt đến một nửa chiều cao của người trưởng thành.
- Trẻ từ 5 – 8 tuổi: Ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ tăng khoảng từ 5 đến 8 cm mỗi năm và cân nặng cũng tăng từ 2 đến 3 kg mỗi năm trong độ tuổi từ 6 tuổi đến khi dậy thì.
Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ
- Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời. Ở giai đoạn này, cơ thể của trẻ có thể có những sự thay đổi rõ rệt, có thể tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ.
- Mỗi trẻ em dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,....
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Thể trạng của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào gen từ bố và mẹ, nếu bố mẹ thấp hay cao hay cân nặng ở mức nào thì tính trạng di truyền sẽ được thể hiện ở trẻ. Tuy nhiên sự phụ thuộc này là không hoàn toàn, chiều cao và cân nặng của trẻ còn chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố khác như:
Sinh non
Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể ít hơn cân nặng trẻ em mới sinh trung bình, và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ lớn hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.
Sức khỏe của mẹ bầu
Nếu mẹ không được chăm sóc tốt, không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình mang thai, hoặc sử dụng ma túy, hút thuốc sẽ có khả năng khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân. Ngược lại, nếu mẹ mắc tiểu đường thai kỳ hoặc tăng cân quá nhiều trong giai đoạn mang thai, khả năng trẻ sinh ra sẽ có cân nặng lớn hơn mức trung bình.
Giới tính
Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.
Nội tiết tố
Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Di truyền
Các yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, ví dụ như các chứng bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Turner hay hội chứng Noona sẽ làm thể trọng của trẻ khác với các trẻ em khác ở mức bình thường.
Các vấn đề sức khỏe
Nếu trẻ mắc các bệnh mạn tính (như ung thư, bệnh thận hoặc xơ nang) hoặc bất kỳ rối loạn nào ảnh hưởng đến khả năng ăn hoặc hấp thu chất dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về đường tiêu hóa), thì sự phát triển của trẻ có thể bị chậm lại khiến cân nặng và chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức trung bình.
Thời gian ngủ
Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ, thời gian ngủ nhiều hơn sẽ làm gia tăng xác suất phát triển chiều cao của em bé.
Các loại thuốc và trẻ đang sử dụng
Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.
Loại sữa mà trẻ đang sử dụng
Trong năm đầu tiên, trẻ bú sữa mẹ tăng cân chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Trong vài tháng đầu, trẻ bú sữa mẹ thực sự lớn nhanh hơn, nhưng đến 3 tháng tuổi, sự phát triển này sẽ chững lại. Đến 2 tuổi, trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức thường có cân nặng tương đương nhau.
2 bình luận
Mới nhất
Mình hay tìm xem cái này lắm. Cám ơn bạn đã chia sẻ
Cảm ơn bạn chia sẻ